Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của bệnh suy tim, khi chức năng tim gần như không còn đủ khả năng cung cấp máu cho cơ thể. Vậy các phương pháp điều trị nào có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh nhân?
Suy tim độ 4 là giai đoạn rất nghiêm trọng của bệnh
Hãy cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về suy tim độ 4 qua bài viết dưới đây.
Suy tim độ 4 là gì?
Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York, suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất và cũng là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân gặp khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, và mọi hoạt động, dù là nhẹ, đều làm tình trạng khó thở gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Các nguyên nhân gây suy tim độ 4 bao gồm:
Nguyên nhân cơ bản: Bệnh mạch vành, huyết áp cao, bệnh van tim, bệnh cơ tim, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim do các tác nhân như thuốc, độc chất, tia xạ hoặc virus.
Yếu tố làm bệnh tiến triển nặng hơn: Thói quen ăn uống nhiều muối, rối loạn nhịp tim (như cơn rung nhĩ kịch phát), nhiễm trùng, thiếu máu, lạm dụng rượu bia, sử dụng thuốc giảm đau không kiểm soát, không tuân thủ điều trị, hoặc mang thai có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ở bệnh nhân suy tim độ 4, khả năng vận động thể lực gần như không còn, và bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng sẽ làm tăng cảm giác khó thở và mệt mỏi. Một số triệu chứng thường gặp là:
Khó ngủ: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ do khó thở, đặc biệt khi nằm. Họ thường thức giấc vào ban đêm hoặc không thể ngủ sâu.
Khó thở: Xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ, đôi khi bệnh nhân phải thức giấc giữa đêm và ngồi dậy để dễ thở hơn.
Ho dai dẳng: Máu ứ đọng trong phổi có thể gây ho kéo dài, kèm theo đờm trắng hoặc bọt hồng.
Phù: Giảm khả năng bơm máu khiến máu bị ứ đọng, gây phù ở chân, tay hoặc bụng, kèm theo tăng cân và dấu hiệu ấn lõm.
Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt máu.
Mệt mỏi: Mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi và kiệt sức khi vận động nhẹ.
Chán ăn: Hệ tiêu hóa không nhận đủ máu, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và mất cảm giác thèm ăn.
Lo âu: Sức khỏe suy giảm gây lo lắng và có thể dẫn đến trầm cảm.
Hay quên: Thiếu máu lên não gây giảm trí nhớ, bệnh nhân thường hay quên và mất phương hướng.
Chẩn đoán và điều trị suy tim độ 4
Chẩn đoán suy tim độ 4: Bệnh nhân suy tim độ 4 thường gặp phải các triệu chứng rõ rệt và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Để xác định mức độ nghiêm trọng và lên phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Điều trị bằng thuốc: Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, thuốc có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc hạ huyết áp, thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu và thuốc an thần. Một số thuốc mới như ARNI, ức chế men chuyển, thuốc kháng aldosterone, chẹn bêta và thuốc ức chế thụ thể SGLT-2 đã chứng minh giúp giảm nhập viện và kéo dài tuổi thọ.
Điều trị phẫu thuật: Một số phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm cấy máy tái đồng bộ thất trái (CRT), cấy máy khử rung tự động (ICD), thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD), ghép tim hoặc thay tim nhân tạo toàn bộ.
Điều trị giảm nhẹ: Điều trị giảm nhẹ giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Phương pháp này bao gồm chăm sóc y tế liên tục, hỗ trợ tâm lý xã hội, sử dụng thuốc lợi tiểu tĩnh mạch, oxy và thuốc tăng co bóp cơ tim. Bệnh nhân cũng nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và chuyên gia.
Vì suy tim độ 4 là giai đoạn nặng, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Mọi triệu chứng hoặc sự thay đổi bất thường cần được ghi nhận và can thiệp kịp thời. Nếu bệnh nhân được chăm sóc tại nhà, người thân cần thông báo cho bác sĩ khi có triệu chứng như khó thở, phù nề tăng nhanh hoặc tăng cân bất thường.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết dù suy tim độ 4 là giai đoạn rất nghiêm trọng của bệnh, nhưng thông qua các phương pháp điều trị và chăm sóc giảm nhẹ phù hợp, bệnh nhân có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.
Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, có vai trò cung cấp máu cho tim. Khi bị xơ vữa, lòng mạch hẹp dần do mảng bám, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Xử lý đúng cách và xác định nguyên nhân sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả hơn.
Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc hoặc dưỡng chất trực tiếp vào cơ thể, thường dùng trong điều trị. Kỹ thuật này phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng quy trình để tránh biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy tim hay sốc phản vệ.
Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm, nhưng một số trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ sau tiêm khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này có nguy hiểm không và xử trí ra sao để đảm bảo an toàn cho trẻ?