Chỉ số axit uric và những vấn đề không nên bỏ qua

Thứ bảy, 07/12/2024 | 15:42

Khi làm xét nghiệm máu trong kiểm tra sức khỏe, người bệnh thường thấy chỉ số axit uric trong kết quả. Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì và làm sao để kiểm soát nó, tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan?

Chỉ số axit uric và những vấn đề không nên bỏ qua
Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình phân giải purin có trong thực phẩm và tế bào cơ thể

Bài viết dưới đây Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số axit uric!

Chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình phân giải purin có trong thực phẩm và tế bào cơ thể. Việc đo chỉ số axit uric trong máu giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như gout, sỏi thận và các vấn đề chuyển hóa khác.

Ở người trưởng thành, chỉ số axit uric bình thường dao động trong khoảng:

  • Nam giới: 140 - 420μmol/l
  • Nữ giới: 120 - 380μmol/l

Mức tham chiếu có thể thay đổi nhẹ tùy theo từng labo xét nghiệm và thiết bị sử dụng. Nếu chỉ số axit uric trong máu cao, đây là dấu hiệu của hội chứng tăng axit uric máu, có thể là yếu tố nguy cơ cho bệnh gout, bệnh thận và các bệnh lý khác.

Nguyên nhân làm tăng hoặc giảm chỉ số axit uric

Nguyên nhân khiến chỉ số axit uric tăng:

  • Các bệnh ung thư: Những bệnh như ung thư di căn, đa u tủy xương, u lympho, đa hồng cầu... và quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị có thể làm tăng axit uric.
  • Dinh dưỡng: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật. Uống nhiều bia và các loại thức uống có cồn. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều fructose như nước ngọt có gas và bánh kẹo.
  • Chức năng thận suy giảm: Khi thận suy yếu, khả năng đào thải axit uric bị giảm, dẫn đến tình trạng tích tụ axit uric trong máu.
  • Di truyền: Những người có gia đình đã có người mắc tăng axit uric máu có nguy cơ cao.
  • Các bệnh lý khác: Tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, suy giáp, suy cận giáp cũng làm tăng axit uric.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao, aspirin liều thấp có thể gây tăng axit uric.

Nguyên nhân khiến chỉ số axit uric giảm:

  • Bệnh Wilson, hội chứng tăng tiết ADH.
  • Suy dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt purin từ thức ăn.
  • Bệnh lý gan nghiêm trọng: Gan không sản xuất đủ purin.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng thải axit uric qua nước tiểu.

Nguy cơ khi chỉ số axit uric tăng quá cao

Khi chỉ số axit uric vượt mức cho phép, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Bệnh gout: Tăng axit uric làm kết tinh urat tại các khớp, gây viêm, đau nhức dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Lâu dài có thể gây biến dạng khớp và tàn phế.
  • Bệnh tim mạch: Tăng axit uric có thể dẫn đến các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, huyết áp cao và xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Hội chứng chuyển hóa: Các vấn đề như kháng insulin, rối loạn lipid máu và béo phì thường xảy ra khi chỉ số axit uric tăng cao.
  • Tổn thương thận: Axit uric tích tụ lâu ngày trong thận có thể gây viêm thận và giảm chức năng thận, thậm chí suy thận. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, sự tích tụ này có thể hình thành sỏi thận và gây tắc nghẽn, dễ dẫn đến nhiễm trùng thận.

Cách kiểm tra chỉ số axit uric

Để theo dõi chỉ số axit uric, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm máu: Đo lượng axit uric trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đo axit uric bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ.

Xem thêm: Định nghĩa mức chuẩn và cách duy trì huyết áp ổn định

mo-hinh-dao-tao-truong-ca
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách ổn định chỉ số axit uric

 Thay đổi chế độ ăn uống: Để giảm hoặc ngăn chặn tình trạng tăng axit uric, bạn nên hạn chế thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và thức uống có cồn. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ nước để hỗ trợ đào thải axit uric.

Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và duy trì thói quen ngủ đủ giấc (7 - 8 giờ mỗi đêm) giúp giảm thiểu căng thẳng, cải thiện chuyển hóa và giảm axit uric. Cũng cần hạn chế hút thuốc lá vì đây là yếu tố làm tăng tích tụ axit uric trong cơ thể.

Sử dụng thuốc điều trị khi cần” Khi cần điều trị tăng axit uric, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giảm hoặc tăng đào thải axit uric, bao gồm:

  • Thuốc giảm axit uric: Allopurinol và Febuxostat.
  • Thuốc tăng đào thải axit uric: Probenecid.
  • Thuốc giảm đau: Colchicine và NSAIDs giúp giảm sưng và viêm.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý chỉ số axit uric nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chỉ số axit uric, đặc biệt đối với nhóm có nguy cơ cao, sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe từ sớm.

Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Sốt xuất huyết do virus dengue lây qua muỗi vằn, chưa có thuốc đặc hiệu và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần kiêng một số điều để tránh biến chứng và giúp hồi phục nhanh chóng.
Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là một phương pháp y khoa hiện đại, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus HPV, một yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ợ chua, nóng rát vùng thượng vị sau khi ăn, có thể bạn đang gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vậy trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm không?
Chẩn đoán và phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả

Chẩn đoán và phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả

Suy tuyến giáp là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Vậy suy tuyến giáp có nguy hiểm không, và làm thế nào để chẩn đoán và điều trị căn bệnh này?
Đăng ký trực tuyến