Công dụng và một số bài thuốc đông y từ cây chuối hột

Thứ năm, 07/03/2024 | 11:14

Chuối hột không chỉ là loài cây gần gũi với nhân dân mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian.

tac-dung-cua-chuoi-hot-rung-kho (1)

Chuối hột có nguồn gốc từ cây hoang dại. Phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Malaysia…Tại Việt Nam, cây đã được trồng từ lâu ở các tỉnh từ miền núi, trung du đến đồng bằng… để lấy lá gói bánh, quả chín ăn được, hạt làm thuốc. Loài thực vật này dễ sống, có thể mọc đư­ợc ở góc v­ườn, d­ưới bóng các cây ăn quả khác, thậm chí ngay cạnh các gốc tre.

Trường Cao Đẳng Dược Tp hcm cho biết hầu hết các bộ phận của cây chuối hột từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều đ­ược dùng. Thân rễ, thân và lá thu hái quanh năm, dùng tư­ơi hay phơi khô. Hoa và quả thu hái đúng vào mùa sinh sản của cây. Dùng tư­ơi hay phơi, sấy khô.

Chuối hột là cây thảo lớn, có thân rễ th­ường gọi là củ chuối. Thân mọc thẳng chính là

Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, củ, thân – Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.

Dược liệu cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt, tránh ánh sáng trực tiếp.

Thành phần hóa học và tác dụng

Lá bắc chứa anthocyanin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocyanidin chính. (J.Horry và M.Ray).

Vỏ quả chứa enzym polyphenol oxydase. (Kong. L & cộng sự Trung Quốc)

Hạt chứa musabalbisian A, B, C. (M.Ali – Ấn Độ)

Giảng viên Khoa VB2 Cao Đẳng Dược – Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ thành phần hóa học của hạt chuối hột,trong hạt chuối hột có các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…

Ngoài ra trong vị thuốc còn chứa Serotinin và nore-pinephrin là hai hợp chất quan trọng về mặt sinh lý. Bên cạnh đó là dopamin và một catecholamin chưa xác định.

Chuối hột là vị thuốc có nhiều công dụng

Tác dụng: giải độc, lương huyết (làm mát), lợi tiểu, giảm đau bụng và sát trùng.

Nước sắc thân và lá Chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng.

Nước hãm củ Chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.

Lá màu đỏ bao bọc buồng chuối và hoa sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc.

Quả có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp, trị sỏi thận.

Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch:

Dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô để ngâm rượu, sắc thành nước thuốc hoặc nấu thành cao.

Đắp thuốc vào những vị trí đang bị bệnh.

Một số cách dùng Chuối hột:

Lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác.

Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm.

Bắp chuối dùng ăn gỏi.

Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột.

Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu.

Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa.

imgpsh_fullsize_anim-3-140115-093618 (1)

Trong Y Học Cổ Truyền chuối hột không chỉ là loài cây gần gũi với nhân dân mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Thiếu máu não thoáng qua và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không thể bỏ qua

Thiếu máu não thoáng qua và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không thể bỏ qua

Thiếu máu não thoáng qua (TIA) không gây tổn thương ngay, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai. Do đó, bạn cần theo dõi triệu chứng và thăm khám kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.
Khám phá các bệnh phổi thường gặp và phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Khám phá các bệnh phổi thường gặp và phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Các bệnh về phổi ngày càng phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt do tác động từ môi trường sống. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác là cần thiết để điều trị kịp thời.
Hướng dẫn các biện pháo xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Hướng dẫn các biện pháo xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, diễn ra nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Việc can thiệp ngay là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh giãn phế quản

Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, vì vậy việc hiểu rõ bệnh và phòng ngừa là rất quan trọng.
Đăng ký trực tuyến