Dược sĩ chia sẻ những loại thuốc sử dụng khi mắc cúm A

Thứ ba, 02/07/2024 | 16:42

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị tích cực. Vậy khi bị cúm A, nên uống thuốc gì?

Dược sĩ chia sẻ những loại thuốc sử dụng khi mắc cúm A
Những loại thuốc sử dụng khi mắc cúm A

Bài viết này Dược sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ về những loại thuốc sử dụng khi mắc cúm A mà các bạn cần lưu ý!

Bệnh cúm A là gì?

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, dễ lây lan. Các chủng cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường và có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt như bàn, tay nắm cửa, ghế, tủ,... Virus có thể tồn tại trên quần áo đến 12 giờ và duy trì 5 phút trên lòng bàn tay. Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn cúm thường, có thể kéo dài từ 2-8 ngày và đôi khi lên tới 17 ngày. Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể làm khó xác định thời gian ủ bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh cần được theo dõi để kiểm soát những người đã tiếp xúc với bệnh nhân cúm A.

Người mắc cúm A thường đào thải virus từ 1-2 ngày trước khi có triệu chứng và 3-5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Trong một số trường hợp, thời gian này có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể hồi phục trong vòng 7-10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt và đau đầu, nhưng mệt mỏi và ho có thể kéo dài.

Đối tượng dễ mắc cúm A là ai?

Mọi người đều có thể mắc cúm A, với tỷ lệ nhiễm virus cúm mới rất cao, lên tới 90% ở trẻ em và người lớn. Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn và bệnh nặng hơn khi mắc cúm A bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Bệnh nhân mắc bệnh nền mãn tính như đái tháo đường, suy thận, suy gan, suy giảm miễn dịch, tim phổi,...
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, động kinh, đột quỵ, rối loạn thần kinh cơ,...
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như bệnh viện, trường học,...

Nguyên nhân mắc cúm A

Virus cúm A lây truyền từ người này sang người kia qua đường hô hấp. Khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, các giọt bắn mang virus thoát ra ngoài môi trường, người lành hít phải sẽ nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số người có thể mắc cúm A khi:

  • Sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bệnh
  • Vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm cúm A
  • Tập trung ở những nơi đông người, điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

Xem thêm: Thời gian nhận kết quả xét nghiệm máu tổng quát là bao lâu?

img_4519-3-150654
Đào tạo Dược sĩ nhà thuốc chuyên nghiệp

Triệu chứng của bệnh cúm A

Triệu chứng bệnh cúm A có thể từ nhẹ tới nặng, khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Những triệu chứng khi nhiễm virus cúm A tương tự như khi nhiễm cúm thông thường, bao gồm: Sốt; Nhức đầu; Hắt hơi; Chảy mũi; Đau mỏi cơ; Viêm họng; Ho

Nếu sốt cao mà không hạ sốt đúng cách, người bệnh có thể bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải và thậm chí co giật. Trẻ em bị cúm A thường sốt cao kèm nhức đầu, mỏi cơ, ho,... Trường hợp nặng có thể bỏ bú, bỏ ăn, li bì,...

Điều trị cúm A như thế nào?

Đa số người mắc cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Hầu hết các trường hợp này được chỉ định điều trị tại nhà, chỉ một số ít bệnh nhân nặng cần điều trị tại cơ sở y tế. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết  một số loại thuốc điều trị cúm A bao gồm:

  • Oresol để bù nước và điện giải
  • Thuốc hạ sốt: giúp hạ nhiệt độ cơ thể, chống lại virus. Các thuốc hạ sốt phổ biến như paracetamol, ibuprofen,...
  • Thuốc giảm ho: giúp giảm ho khan kéo dài, làm dịu cơn ho và đau họng.
  • Thuốc xịt mũi: làm sạch dịch nhầy ở mũi, giúp thông thoáng và dễ thở hơn.
  • Thuốc kháng virus: được chỉ định khi cúm kéo dài và có biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc kháng virus khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.

Tóm lại, cúm A là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Khi mắc bệnh, nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất vừa phải để nâng cao sức đề kháng, và tiêm chủng vắc-xin cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu não

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não là một dạng đột quỵ nghiêm trọng, do lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và đe dọa tính mạng.
Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Hen phế quản, hay hen suyễn, là bệnh hô hấp mạn tính phổ biến, nhưng nhiều người chưa hiểu rõ. Bệnh gây viêm và co thắt đường thở, dẫn đến khó thở, và vẫn còn nhiều sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân và triệu chứng.
Những bệnh lý thường gặp liên quan đến suy giảm trí nhớ

Những bệnh lý thường gặp liên quan đến suy giảm trí nhớ

Trí nhớ là khả năng của con người để lưu giữ thông tin, trải nghiệm và học hỏi từ quá khứ nhằm phục vụ cho tương lai. Tuy nhiên, trí nhớ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác nhau.
Những giai đoạn suy thận và lưu ý quan trọng cho người bệnh

Những giai đoạn suy thận và lưu ý quan trọng cho người bệnh

Suy thận được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, với triệu chứng ngày càng nghiêm trọng khi tiến đến giai đoạn cuối và khả năng lọc máu của thận giảm mạnh.
Đăng ký trực tuyến