Dược sĩ hướng dẩn cách sử dụng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Chủ nhật, 31/03/2024 | 16:24

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch hô hấp cho bé như các bệnh lý về phế quản và xoang, nhất là trong các bệnh phế quản.

00000470_acetylcysteine_200mg_1466_5b91_large_ada955d58c (1) (1)

Hiểu rõ Acetylcysteine 200mg Stada

Trình Dược Viên nhà thuốc Cao Đẳng Dược TPHCM chía sẽ Thuốc Acetylcystein hay N-acetylcysteine (NAC) là thuốc kê theo toa thuộc nhóm thuốc long đờm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Đây là dẫn chất của N - acetyl và L - cysteine, một amino acid có trong tự nhiên.

Hiện tại, Acetylcystein được nhiều người biết đến với tên gọi Acemuc - một sản phẩm đến từ Sanofi - Pháp. Các chế phẩm khác cũng chứa Acetylcystein khá phổ biến trên thị trường gồm: Exomuc, Glotamuc...Thuốc được bào chế dạng viên nang. Một hộp gồm 100 viên.

Thuốc Acetylcysteine 200mg Stada được chỉ định dùng trong các bệnh lý đường hô hấp:

Làm loãng đờm trong các bệnh phế quản – phổi cấp và mãn tính kèm theo sự tăng tiết chất nhầy.

Làm thông đường hô hấp trong viêm khí quản, viêm phổi.

Dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol.

N-Acetylcystein là dẫn chất N – acetyl của L-Cystein, một amino acid tự nhiên. Hoạt chất Acetylcystein có tác dụng làm loãng nhầy. Thuốc làm giảm độ đặc của đờm ở phổi có mủ hoặc không bằng cách tách đôi cầu nối Disulfua và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho,…

Acetylcystein còn dùng để giải độc và bảo vệ gan do quá liều Paracetamol bằng cách duy trì hoặc khôi phục nồng độ Glutathion của gan (chất cần thiết để làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của Paracetamol gây độc cho gan). Thuốc có thể bảo vệ gan sau bắt đầu điều trị trong vòng 12 giờ quá liều Paracetamol. Nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt.

Cách dùng

Dùng đường uống với khoảng 200 – 300 ml nước.

Dùng thuốc lúc đói hoặc no đều được. Vì thức ăn không gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi

1 viên/lần x 3 lần/ngày.Trẻ em từ 2 – 7 tuổi1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Trường hợp trẻ không uống được dạng viên nang cứng thì dùng dạng bào chế phù hợp như thuốc cốm, thuốc bột với liều tương đương.

Lưu ý: BS CK1 Lê Nam đang công tác tại khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa tại hà nội lưu ý bạn rằng Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, cần tham vấn liều từ bác sĩ hay các chuyên gia y tế để phù hợp với tình trạng và diễn tiến bệnh.

Tác dụng phụ thuốc Acetylcysteine 200mg StadaBuồn nôn, nôn.Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai.

Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, ran ngáy.Phát ban, mày đay.Co thắt phế quản.

Bạn cũng không nên dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Acetylcysteine 200mg Stada.

Khi sử dụng Acecyst bạn có thể bị buồn nôn, khó chịu

Khi sử dụng Acetylcysteine 200mg Stada bạn có thể bị buồn nôn, nhức đầu, khó chịu

Trường hợp không nên dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Bệnh nhân bị phenylceton niệu.

Người bệnh đã từng bị hen. Do thuốc có thể làm tăng nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa Acetylcystein).

Dị ứng với Acetylcystein hoặc với dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Đối tượng đặc biệt khi sử dụng

Đánh giá tình trạng của thai phụ trước khi quyết định dùng thuốc.

Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng ở phụ nữ mang thai. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Thuốc an toàn khi dùng cho phụ nữ cho con bú.

Đối tượng lái xe và vận hành máy móc

Vì thuốc có gây tác động lên hệ thần kinh bao gồm đau đầu, buồn ngủ,… Do đó, cần thận trọng khi dùng ở những đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Xử lí khi quên hay quá liều

Quên liều: Sử dụng ngay khi nhớ ra, nhưng nếu liều đã quên gần sát với liều tiếp theo, có thể bỏ qua và tiếp tục liệu trình. Không dùng gấp đôi liều trong một lần để bù cho liều đã quên trước đó.

Quá liều: Quá liều Acetylcystein có thể gây ra một số triệu chứng của sốc phản vệ. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Đã có báo cáo về trường hợp tử vong đã xảy ra ở người bị quá liều Acetylcystein trong quá trình điều trị ngộ độc paracetamol. Quá liều Acetylcystein sẽ xảy ra khi tiêm truyền với tốc độ quá nhanh và liều quá cao. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường sau khi dùng Acetylcystein, hãy ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Acetylcystein là một chất khử, không phối hợp với các chất có tính oxy-hóa với Acetylcysteine 200mg Stada.

Không được dùng đồng thời Acetylcystein với các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Acetylcystein

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Theo dõi người bệnh chặt chẽ, đặc biệt là người có nguy cơ bùng phát cơn hen đối với người đã bị dị ứng trước đó. Bệnh nhân co thắt phế quản, phải dùng giãn phế quản như Salbutamol hoặc Ipratropium và phải ngừng và không sử dụng Acetylcystein ngay.

Khi điều trị với Acetylcysteine 200mg Stada, có thể xuất hiện tình trạng đờm loãng ở phế quản. Cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh bị giảm khả năng ho.

Thường trong thời gian 30 – 60 phút, có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ và gây đe dọa tính mạng. Cần theo dõi và ngừng thuốc nếu phản ứng xảy ra và xử trí kịp thời.

Nếu người bệnh bị nôn dữ dội khi uống thuốc thì cần theo dõi chảy máu dạ dày hoặc giãn thực quản, loét dạ dày.

img_5951-140030-105305 (1)

Cách bảo quản thuốc

Nên bảo quản thuốc tốt nhất ở nhiệt độ dưới 30°C.

Tránh xa tầm tay của trẻ em. Tránh xa thú cưng trong nhà.

Tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời.

Bài viết trên là thông tin chia sẽ của giảng viên khoa Cao Đẳng Dược – Trường Dược Tp hcm về thuốc Acetylcysteine 200mg Stada có công dụng tiêu nhầy, loãng đờm. Bên cạnh đó là những thông tin cần lưu ý khi dùng thuốc. Nếu tình trạng của bạn trở nặng hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy dừng thuốc đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu ngoại biên

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh mạch máu ngoại biên là tình trạng tắc nghẽn động mạch ngoại biên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hoại tử mô hoặc nguy cơ các bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, gây tử vong.
Đăng ký trực tuyến