Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân tiểu đường

Thứ hai, 11/09/2023 | 04:00

Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể tự tiêm insulin, nhưng để đảm bảo hiệu quả tối ưu, việc chọn vị trí tiêm thích hợp và thực hiện quy trình tiêm đúng cách là điều cần thiết.

123124GSDG

Tổng quan về Insulin

Insulin là một hormone tự nhiên được sản xuất liên tục trong 24 giờ bởi tuyến tụy, với sản lượng cao nhất sau bữa ăn.

Insulin là một loại protein, nên không thể được dùng qua đường uống do bị tiêu hủy trong tiêu hóa.

Tác dụng chính của Insulin là thúc đẩy sự vận chuyển của glucose vào bên trong tế bào.

Trên thị trường hiện có nhiều loại Insulin với thời gian tác dụng khác nhau: Nhanh, thông thường, trung bình, kéo dài.

Liều lượng và cách tiêm được quyết định bởi bác sĩ điều trị.

Chỉ định và chống chỉ định

Bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2 trong các tình huống sau:

•     Đường huyết nüớc đoán (glucose > 15 mmol) hoặc có Ceton niệu (+), ceton máu tăng

•     Chấn thương, căng thẳng, nhiễm trùng, phẫu thuật, sử dụng corticoid

•     Suy gan, suy thận

•     Sử dụng thuốc uống không kiểm soát được đường huyết

•     Đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát được bằng chế độ ăn.

Chống chỉ định: Dị ứng hoặc mẫn cảm với Insulin.

Chuẩn bị trước khi thực hiện

Người thực hiện: Nhân viên y tế hoặc người bệnh sau khi được hướng dẫn cách tiêm Insulin.

Trang thiết bị Lọ insulin hoặc bút tiêm insulin. Insulin. Bông cồn.

Cách lấy insulin: Có hai cách lấy Insulin không trộn và lấy Insulin có trộn.

Các bước tiêm Insulin

Chuyên gia ngành Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ quy trình thực hiện tiêm Insulin chi tiết:

Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm hoặc ngồi.

Đường tiêm: Có thể tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, thường dùng đường dưới da.

Chọn vị trí tiêm:

•     Vùng bụng thấp là vị trí phổ biến nhất, cho phép Insulin hấp thu nhanh nhất.

•     Vùng mặt ngoài cánh tay, vùng mông và mặt ngoài đùi cũng có thể được sử dụng.

IMG_2933

Nguyên tắc khi tiêm:

•     Trong cùng một vị trí, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da phải bình thường.

•     Cần luân phiên sử dụng các vị trí tiêm.

•     Nếu cần tiêm từ hai mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Các bước tiến hành tiêm Insulin:

•     Chọn vị trí tiêm và sát trùng nơi tiêm bằng bông cồn.

•     Đâm kim nhanh và thẳng đứng (góc 90 độ) vào da.

•     Đẩy piston để tiêm Insulin.

•     Rút kim ra mà không chà xát lại nơi đã tiêm.

Tai biến và xử trí

Nếu xảy ra hạ đường huyết, bệnh nhân cần ăn hoặc uống khoảng 15g carbohydrate hoặc truyền glucose tĩnh mạch.

Nếu có nhiễm trùng tại nơi tiêm, cần sử dụng kháng sinh.

Nếu xuất hiện loạn dưỡng mỡ dưới da tại điểm tiêm, cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tiêm Insulin để tránh tình trạng này. Lọ Insulin không nên để trong tủ lạnh.

Mong rằng hướng dẫn về kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân tiểu đường trên từ Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này và thực hiện nó một cách an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo việc quản lý tiểu đường của bạn diễn ra suôn sẻ, hãy luôn tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe của mình. Việc tự quản lý tiểu đường bằng cách tiêm Insulin đúng cách là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của bạn, và nó có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt hơn trong tương lai.

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tình trạng tiểu buốt ở nam giới

Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tình trạng tiểu buốt ở nam giới

Tiểu buốt không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nam giới cần thận trọng và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
Tác động của bệnh thiếu máu đến cơ thể và phương pháp điều trị

Tác động của bệnh thiếu máu đến cơ thể và phương pháp điều trị

Thiếu máu là tình trạng gây ra các triệu chứng như da xanh nhợt, chóng mặt, mệt mỏi và đau đầu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ quan thậm chí đe dọa tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường khó phát hiện sớm nếu không thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi. Vậy, dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa là gì?
Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu

Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu

Khám thai là bước quan trọng để đảm bảo thai kỳ an toàn. Lần khám đầu tiên giúp xác nhận thai, đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho thai kỳ. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn.
Đăng ký trực tuyến