Hướng dẫn quy trình rửa bàng quang ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu

Thứ ba, 05/09/2023 | 09:19

Rửa qua bàng quang là một phương pháp dùng ống thông để đưa qua niệu đạo vào bàng quang với mục đích làm sạch và điều trị.

321312

Chỉ định và chống chỉ định

Bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết rửa bàng quang thường được thực hiện trong các tình huống:

•     Bệnh nhân đặt thông tiểu liên tục trong thời gian dài.

•     Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở bàng quang.

•     Bàng quang có triệu chứng chảy máu.

Chống chỉ định rửa bàng quang nếu có nghi ngờ về thủng bàng quang.

Chuẩn bị trước khi tiến hành

Dụng cụ:

•     Sonde BQ ba chạc, bơm tiêm.

•     Bộ dụng cụ: khay hạt đậu, bát kền, gạc.

•     Dây truyền, Bơm 50ml đầu to, gạc, găng tay vô khuẩn, panh, tấm nilon, săng, cọc truyền, bình phong.

•     Thuốc theo chỉ định (nếu cần): nước muối NaCl 0,9%, Betadine xanh, Paraffin.

•     Dung dịch sát khuẩn tay nhanh Aniosgel, xà phòng rửa tay Savondoux.

Chuẩn bị bệnh nhân:

•     Thông báo, giải thích và động viên bệnh nhân (nếu bệnh nhân tỉnh táo).

•     Thông báo người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân hôn mê).

•     Hồ sơ bệnh án: phiếu chăm sóc, bảng theo dõi.

Các bước tiến hành rửa bàng quang

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ cụ thể các bước tiến hành thủ thuật rửa bàng quang

  • Đội mũ và rửa tay bằng xà phòng Savondoux dưới vòi nước, sau đó đeo khẩu trang.
  • Mang dụng cụ đã chuẩn bị đến gần giường bệnh và che bình phong.
  • Chuẩn bị dung dịch rửa: pha thuốc vào chai dịch, treo chai dịch lên cọc truyền.
  • Đắp ga, cởi quần bệnh nhân và đặt bệnh nhân vào tư thế thích hợp. Trải tấm nilon dưới vùng rửa. Mở bộ dụng cụ và đặt giữa hai chân của bệnh nhân.
  • Sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch sát khuẩn tay Aniosgel và đeo găng tay vô khuẩn.
  • Sử dụng gạc thấm Betadine để sát khuẩn sonde BQ và đoạn nối với túi dẫn lưu. Trải săng dưới đoạn nối.
  • Kẹp sonde tiểu tháo túi dẫn lưu nước tiểu để đuôi ống thông vào khay hạt đậu (nếu sonde BQ một nòng) và sử dụng gạc tẩm Betadine để bọc quanh đầu túi dẫn lưu. Đặt túi dẫn lưu trên săng vô khuẩn. Mở nắp nhánh sonde BQ ba chạc và sát khuẩn lại. Lắp dây dẫn dịch rửa vào sonde tiểu và kẹp nhánh nối với túi dẫn lưu.
  • Tháo găng tay, sát khuẩn tay nhanh và mở khoá cho dung dịch chảy vào bàng quang khoảng 250ml hoặc theo chỉ định. Rồi khoá lại và sử dụng tay xoa vùng bàng quang.
  • Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh, tháo dây dẫn dịch nối túi dẫn lưu (nếu sonde BQ một nòng) hoặc mở kẹp nhánh nối với túi dẫn lưu (nếu sonde BQ ba chạc) để dung dịch chảy ra hết. Sau đó tiếp tục chu kỳ rửa tiếp theo.
IMG_2869
  • Kết thúc quá trình rửa bàng quang: điều dưỡng khóa đường dịch lại, sát khuẩn tay, đi găng vô khuẩn, dùng panh để kẹp sonde bàng quang.
  • Đối với sonde bàng quang một nòng: tháo dây dẫn dịch ra, sử dụng gạc tẩm Betadine để sát khuẩn lại đầu sonde và đầu túi dẫn lưu, sau đó nối lại túi dẫn lưu với sonde và mở kẹp sonde bàng quang.
  • Đối với sonde bàng quang ba nòng: tháo dây dẫn dịch ra, sử dụng gạc tẩm Betadine để sát khuẩn lại đầu sonde, sau đó đóng nắp và mở kẹp sonde bàng quang.
  • Thu dọn dụng cụ và điều dưỡng tháo găng, sát khuẩn tay. Đặt bệnh nhân vào tư thế thoải mái.
  • Rửa tay bằng xà phòng Savondoux dưới vòi nước.
  • Ghi phiếu theo dõi về tính chất, màu sắc và số lượng dịch vào và ra.

Biến chứng và cách xử lý

Chảy máu bàng quang: Báo cho bác sĩ.

Nhiễm khuẩn: Đảm bảo vô khuẩn trong quá trình rửa.

Tắc sonde bàng quang do cục máu đông: Thông hoặc thay sonde.

Bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy lớp điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý quy trình rửa bàng quang là một thủ thuật quan trọng trong điều trị các trường hợp bệnh nhân đặt thông tiểu liên tục hoặc có nhiễm khuẩn ở bàng quang. Với sự chuẩn bị cẩn thận và tuân thủ quy trình, quá trình này có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Việc theo dõi và ghi chép cẩn thận về quá trình rửa cũng là một phần quan trọng để đảm bảo chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến