Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Thứ năm, 12/09/2024 | 09:05

Cắt tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều cần đến phẫu thuật này. Vậy khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp và các ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là gì?

khi-nao-cat-tuyen-giap-2
Bác sĩ sẽ xem xét kỹ lượng trước khi chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Khi nào cần cắt tuyến giáp?

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Dưới đây là các tình huống thường gặp:

  • Cắt bỏ một phần tuyến giáp: Đây là lựa chọn khi tuyến giáp bị u lành tính nhưng kích thước quá lớn, gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Phẫu thuật này giúp giảm triệu chứng và làm giảm áp lực cho các khu vực lân cận. Ngoài ra, nếu bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể cắt bỏ phần mô bất thường để ngăn ngừa sự lây lan của khối u.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp: Việc cắt toàn bộ tuyến giáp thường được chỉ định trong các trường hợp: Tế bào ung thư gây tổn thương toàn bộ tuyến giáp hoặc có sự di căn sang các cơ quan khác; Khối u tuyến giáp có kích thước từ 4 cm trở lên; U tuyến giáp ở người cao tuổi.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhiều người lo lắng về các tác động của phẫu thuật cắt tuyến giáp đối với sức khỏe. Dù đây là phương pháp điều trị cần thiết, vẫn có thể xảy ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Biến chứng xuất hiện sớm: Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó thở, đau ở vị trí mổ, nhiễm trùng hoặc chảy máu. Nếu gặp phải những vấn đề này, cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bác sĩ thường kê toa kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Biến chứng xuất hiện muộn: Một thời gian sau phẫu thuật, có thể gặp các vấn đề như tổn thương dây thần kinh thanh quản, tuyến cận giáp, hoặc suy giáp nếu tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ rất quan trọng.

Tuy nhiên, nhờ vào sự tiến bộ của y học, tỷ lệ biến chứng hiện nay đã được giảm đáng kể. Bạn chỉ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Xem thêm: Nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp điều trị bệnh cường giáp

imgpsh_fullsize_anim (4)
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Những lưu ý sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Để giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo sức khỏe sau phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Sử dụng hormone thay thế: Sau khi cắt tuyến giáp, cơ thể không còn sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Bệnh nhân cần uống hormone thay thế theo chỉ định của bác sĩ để duy trì chức năng cơ thể bình thường.
  • Kiểm tra nồng độ hormone: Thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp (TSH) trong máu để theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Một số bệnh nhân có thể bị hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật. Bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết.
  • Chế độ ăn uống và tập luyện: Để kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì sức khỏe, hãy ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn.
  • Chăm sóc vết mổ: Chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng và sẹo. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh và chăm sóc vết mổ.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì một lối sống cân bằng với chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Thăm khám định kỳ: Theo dõi sức khỏe tổng quát và phát hiện sớm các biến chứng tiềm ẩn bằng cách thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa, chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật cắt tuyến giáp là rất quan trọng để đảm bảo phục hồi tốt và duy trì sức khỏe toàn diện.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả.
Những điều cần biết về xét nghiệm HPV ở nam giới

Những điều cần biết về xét nghiệm HPV ở nam giới

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng nên thực hiện xét nghiệm HPV. Vậy xét nghiệm này ở nam giới bao gồm những gì và tiến hành ra sao?
Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai và các biện pháp phòng ngừa

Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai và các biện pháp phòng ngừa

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh thủy đậu luôn là một mối lo ngại lớn. Nguyên nhân chính là vì thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Những điều cần lưu ý về biến chứng vô sinh do u xơ tử cung

Những điều cần lưu ý về biến chứng vô sinh do u xơ tử cung

Trong số những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, biến chứng vô sinh do u xơ tử cung là một vấn đề đáng lưu ý mà chị em không nên chủ quan.
Đăng ký trực tuyến