Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Thứ hai, 21/10/2024 | 08:31

Hen phế quản, hay hen suyễn, là bệnh hô hấp mạn tính phổ biến, nhưng nhiều người chưa hiểu rõ. Bệnh gây viêm và co thắt đường thở, dẫn đến khó thở, và vẫn còn nhiều sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân và triệu chứng.

Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa hen phế quản
Sử dụng thuốc xịt khi có dấu hiệu khởi phát cơn hen cấp

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về hen phế quản, mức độ nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng ngừa!

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở tái phát. Khi gặp phải các yếu tố kích thích, đường thở sẽ co thắt, sưng tấy và tăng tiết dịch, dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Điều này gây ra các triệu chứng như khó thở, khò khè, ho có đờm và đau tức ngực.

Các dị nguyên trong không khí như bụi, nấm mốc, lông thú, phấn hoa, và khói là những nguyên nhân phổ biến gây ra cơn hen. Ngoài ra, thực phẩm như thịt bò, hải sản, và trứng cũng có thể góp phần. Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và một số loại thuốc (như aspirin) cũng có thể kích thích cơn hen. Yếu tố tâm lý, như căng thẳng và lo âu, cũng có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hen phế quản có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa hen phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là suy hô hấp, do đường thở bị tắc nghẽn. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể ngưng thở.

Một số biến chứng khác:

  • Biến dạng lồng ngực: Thường gặp ở người lớn, đặc biệt là những người mắc bệnh hen mãn tính.
  • Khí phế thũng: Do khí cặn tích tụ, gây khó thở khi gắng sức.
  • Tràn khí màng phổi: Khi phế nang bị giãn, áp lực tăng lên có thể dẫn đến vỡ phế nang.
  • Tâm phế mạn: Giảm chức năng phổi khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến suy tim.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tình trạng tiểu buốt ở nam giới

Truong-cao-dang-duoc-sai-
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách phòng ngừa hen phế quản

Hen phế quản là bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: Người bệnh cần thường xuyên thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát cơn hen.
  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng: Hạn chế tiếp xúc với bụi, nấm mốc, lông thú, khói thuốc và một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Bảo vệ khi ra ngoài: Đeo khẩu trang ở nơi đông người và giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để hạn chế kích thích đường hô hấp.
  • Dọn dẹp thường xuyên: Giữ nhà cửa sạch sẽ, thay ga trải giường thường xuyên và vệ sinh các thiết bị lọc không khí để giảm thiểu bụi bẩn.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm: Việc tiêm phòng cúm hàng năm rất quan trọng, vì cúm có thể làm khởi phát và làm trầm trọng thêm cơn hen.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hen phế quản và cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ
Đăng ký trực tuyến