Nguy cơ và biện pháp phòng tránh cúm C hiệu quả

Thứ ba, 14/05/2024 | 13:30

Dù ít phổ biến hơn cúm A và cúm B, virus cúm C vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Vậy cúm C có những triệu chứng nào, liệu nó có nguy hiểm và làm thế nào để tránh bệnh?

nguy-co-va-bien-phap-phong-tranh-cum-c-hieu-qua
Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, cúm C có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng

Cúm C là gì và có nguy hiểm không?

Cúm C là một trong các loại cúm phổ biến, dù ít gặp hơn so với cúm A và cúm B. Virus này có thể ảnh hưởng đến người và động vật. Triệu chứng của cúm C thường nhẹ nhàng và có thể tự khỏi mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Một số triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, ho, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, cúm C có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não.

Theo bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy ngành Y đa khoa, trong trường hợp của phụ nữ mang thai, cúm C không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây hại cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc cúm C

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc cúm C bao gồm:

  • Môi trường sống hoặc làm việc: Nơi có môi trường ô nhiễm, như khu công nghiệp hoặc các khu vực đông dân có thể tăng nguy cơ mắc cúm.
  • Thời tiết: Virus cúm thường phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm thấp và lạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là vào mùa lạnh.
  • Độ tuổi: Trẻ em và người già thường dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch yếu.
  • Yếu tố bệnh nền: Người mắc các bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn.

Cúm C lây qua đường nào? Thời gian tồn tại bệnh trong bao lâu?

Cúm C lây qua đường nào? Virus cúm C có thể phát tán trong không khí và dễ dàng gây lây truyền bệnh. Bệnh thường lây qua những đường sau:

  • Dịch tiết đường hô hấp: Khi người bệnh ho hay hắt xì hơi, virus sẽ phát tán ra bên ngoài. Nếu bạn đứng cạnh người bệnh thì có thể dễ dàng tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh và lây nhiễm virus.
  • Lây qua bề mặt tiếp xúc: Khi phát tán ra bên ngoài, virus có thể bám lên đồ vật và nếu vô tình tiếp xúc với những loại đồ vật này, rồi đưa lên mắt hay miệng, bạn có thể bị lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung khăn mặt, quần áo, khăn tắm, cốc uống nước,.... với người bệnh thì việc lây nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem thêm: Nhận biết triệu chứng của ung thư cổ tử cung

tuyen-sinh-cao-dang-y-duoc-sai-gon
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo chuyên nghiệp

Khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh là khoảng 2 ngày. Sau đó, cơ thể bắt đầu khởi phát những triệu chứng lâm sàng. Những triệu chứng bệnh thường không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu cần thiết, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng.

bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đa số những trường hợp bệnh nhân đều có thể khỏi bệnh sau khoảng 5 ngày. Riêng triệu chứng ho và mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn. Trung bình khoảng 1 đến 2 tuần thì những triệu chứng của bệnh cúm sẽ hết hoàn toàn. Đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém thì bệnh thời gian bị bệnh sẽ có thể lâu hơn.

Phòng tránh cúm C

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bạn phòng tránh cúm C:

  • Tuân thủ vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi bạn ra ngoài hoặc đi vào những nơi đông người, đặc biệt là khi bạn cảm thấy không khỏe.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị cúm hoặc có triệu chứng cúm.
  • Giữ cho không gian sống và làm việc của bạn luôn sạch sẽ và thông thoáng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất và tăng cường vận động thể chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc điều trị.

Tóm lại, mặc dù ít gây ra biến chứng so với các loại cúm khác, cúm C vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa lây lan của bệnh.

Từ khóa: cúm C
Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến