Nguyên nhân của hội chứng Down ở thai nhi

Thứ năm, 18/01/2024 | 11:15

Bệnh Down ở trẻ không phải bệnh hiếm gặp và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hội trứng này và chẩn đoán ở thai nhi như thế nào?

421421

Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down xảy ra khi có lỗi trong quá trình phân chia tế bào dẫn đến thừa một nhiễm sắc thể 21. Đây là tình trạng không phổ biến, xuất hiện ở khoảng 1 trường hợp mỗi 700 thai nhi, với nguy cơ tăng lên nếu mẹ là người lớn tuổi, đặc biệt là trên 35 tuổi.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Down

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Down thường là:

Tuổi của thai phụ: Nguy cơ lỗi phân chia nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của trứng, vì vậy thai phụ càng cao tuổi, nguy cơ mắc hội chứng Down càng cao.

Gien biến đổi của bố mẹ: Nếu bố hoặc mẹ mang gen biến đổi của hội chứng Down, nguy cơ mắc phải tăng lên. Sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền có vai trò quan trọng trong trường hợp này.

Vấn đề về di truyền Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng Down không được di truyền, mà là kết quả của lỗi phân bào trong giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi. Tuy nhiên, có khoảng 3-4% trường hợp mắc hội chứng Down chuyển đoạn, và ít nhất trong số đó được thừa hưởng từ bố hoặc mẹ.

Không có bằng chứng chứng minh rằng yếu tố hành vi hoặc môi trường nào gây ra hội chứng Down.

Triệu chứng ở người mắc hội chứng Down

Một số đặc điểm hình thái và chức năng của người mắc hội chứng Down bao gồm mắt xếch, trương lực cơ thấp, tầm vóc nhỏ, sống mũi phẳng, và các đặc trưng khác. Phát triển nhận thức của họ thường muộn hơn một chút so với đồng trang lứa.

Xem thêm: Ứng dụng và cơ hội việc làm khi theo học Cao đẳng Xét nghiệm

IMG_9431

Phương pháp chẩn đoán hội chứng Down

Các kỹ thuật xét nghiệm y học sàng lọc và chẩn đoán được khuyến cáo cho tất cả các thai phụ:

  • Xét nghiệm sàng lọc để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down.
  • Xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác và chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi.

Các phương pháp xét nghiệm bao gồm xét nghiệm sàng lọc tổng hợp, NIPT không xâm lấn, sinh thiết gai nhau, chọc ối, và chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi.

Chẩn đoán sau sinh thường dựa trên xét nghiệm nhiễm sắc thể để xác định chính xác có sự thay đổi về nhiễm sắc thể 21 hay không.

Với việc hiểu rõ về nguyên nhân và các phương pháp chẩn đoán, cha mẹ có thể đưa ra quyết định thông tin và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình mang thai và chăm sóc sức khỏe của thai nhi.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến