Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị viêm amidan cấp

Thứ tư, 04/09/2024 | 10:09

Viêm amidan cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm amidan mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

125215215
Viêm amidan cấp là một bệnh lý phổ biến có thể gặp mọi lứa tuổi

Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm amidan cấp được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn!

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp

Amidan là hai tuyến lympho nằm ở hai bên họng, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. Viêm amidan cấp tính xảy ra khi amidan bị viêm nhiễm, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên và thường có tính chất truyền nhiễm.

Virus: Khoảng 70% trường hợp viêm amidan cấp do virus gây ra, như virus cúm, virus parainfluenza, và virus Epstein-Barr (EBV).

Vi khuẩn: Gây ra khoảng 15-30% trường hợp viêm amidan cấp, trong đó vi khuẩn Streptococcus nhóm A là phổ biến nhất. Vi khuẩn này có thể gây viêm họng liên cầu, từ đó dẫn đến viêm amidan cấp.

Các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, sử dụng chất kích thích, hay người có hệ miễn dịch suy giảm cũng có thể góp phần gây ra viêm amidan cấp.

Triệu chứng của viêm amidan cấp

Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan cấp bao gồm:

  • Đau họng, có thể rất dữ dội và cảm giác như có vật cứng đè vào họng.
  • Sốt cao, có thể lên đến 39 độ C hoặc cao hơn.
  • Thở bằng miệng, có thể ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Amidan sưng to, đỏ, có thể có mảng mủ hoặc chất nhầy.
  • Đau khi nuốt hoặc khi nói chuyện.
  • Hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn hoặc mảnh vụn thực phẩm bị mắc kẹt trong amidan.
  • Cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, kiệt sức.
  • Các hạch bạch huyết quanh cổ sưng và đau.
  • Giọng nói thay đổi hoặc mất giọng.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan cấp có thể kéo dài và dẫn đến viêm amidan mạn tính. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe amidan: Tích tụ mủ quanh amidan, dẫn đến sưng cổ, khó nuốt, khó thở và sốt cao. Cần điều trị khẩn cấp bằng cách rạch và dẫn lưu mủ.
  • Viêm amidan hốc mủ: Gây đau họng dữ dội, sốt cao, khó nuốt, và hơi thở có mùi hôi.
  • Ngưng thở khi ngủ: Amidan sưng to có thể tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngưng thở khi ngủ.
  • Đặc biệt, viêm amidan cấp do nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm cơ tim, viêm màng não, và nhiễm trùng huyết.

Cách điều trị viêm amidan cấp hiệu quả

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp viêm amidan cấp do vi khuẩn để giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa biến chứng. Các loại kháng sinh thường dùng bao gồm penicillin, macrolide, clindamycin hoặc cephalosporin. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết và lưu ý về bệnh đau mắt đỏ

skype_picture_2023_05_21t
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Đối với viêm amidan cấp do virus, không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà với các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Uống nhiều nước để giảm cảm giác đau rát họng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn và kháng viêm.
  • Tăng độ ẩm không khí trong không gian sống.
  • Tránh thức ăn cứng và khó nuốt, nên ăn các món mềm như cháo, súp, và thức ăn lỏng.
  • Có thể sử dụng viên ngậm trị viêm họng để làm dịu cổ họng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa chia sẻ phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát.
  • Kháng sinh không có hiệu quả.
  • Khó thở, ngáy, hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Áp xe amidan hoặc viêm amidan hốc mủ.
  • Khó khăn khi nuốt.

Việc cắt amidan cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh và kết quả thăm khám. Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo phẫu thuật hiệu quả và an toàn.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến