Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị

Thứ bảy, 22/03/2025 | 10:29

Khò khè không chỉ là triệu chứng phổ biến ở trẻ em mà còn có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và phương pháp điều trị
Thở khò khè ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bài viết này, các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn, các bệnh lý có thể liên quan và những phương pháp khắc phục hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn

Thở khò khè là hiện tượng khi bạn hít vào hoặc thở ra phát ra âm thanh giống như tiếng huýt sáo. Thường kèm theo là khó thở, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và bất tiện. Đặc biệt, khi nằm xuống, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí một số người phải nghiêng người để dễ thở. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Hen suyễn: Đây là bệnh lý gây viêm mãn tính đường hô hấp, làm hẹp ống phế quản, gây khó thở, ho, tức ngực và thở khò khè. Thời tiết lạnh thường làm tình trạng này trở nên nặng hơn.
  • Viêm phế quản: Viêm, nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản do vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố như khói bụi, ô nhiễm không khí, thuốc lá có thể gây ra hiện tượng thở khò khè. Các chất nhầy trong phế quản cũng có thể làm cản trở lưu thông không khí.
  • Viêm phổi: Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn có thể gây tích tụ đờm và mủ trong phổi, khiến thở khò khè và khó thở. Người mắc còn có thể sốt, ho nhiều và cảm thấy lạnh. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ.
  • Khối u phổi: Các khối u, dù là lành tính hay ác tính, có thể chèn ép hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thở khò khè. Nếu không điều trị kịp thời, các khối u có thể gây suy hô hấp.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá lâu dài gây hại nghiêm trọng cho phổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng. Khói thuốc thụ động cũng rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
  • Bệnh tim: Một số vấn đề về tim, đặc biệt là hen tim, cũng có thể gây ra hiện tượng thở khò khè, khó thở ở người lớn.

Thở khò khè ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch cho đến thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc. Việc hiểu rõ nguyên nhân cụ thể sẽ giúp việc điều trị và quản lý tình trạng này hiệu quả hơn.

Cách khắc phục tình trạng thở khò khè

Khi gặp phải tình trạng thở khò khè, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm nhẹ triệu chứng:

  • Uống nước ấm: Nước ấm giúp làm ấm và giữ độ ẩm cho đường hô hấp, đồng thời giúp loãng chất nhầy, dễ thở hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Sử dụng nước muối ấm súc miệng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu sống trong môi trường khô hanh, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí luôn ẩm, giúp hô hấp dễ dàng hơn.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau củ quả và thực phẩm giàu vitamin để tăng cường miễn dịch và dưỡng chất cho cơ thể.
  • Cai thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc, việc bỏ thuốc là cần thiết để bảo vệ sức khỏe phổi. Tránh xa khói thuốc để bảo vệ cả bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm: Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh

1
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Khẩu trang giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi bụi bẩn, phấn hoa và các chất ô nhiễm trong không khí. Khi trời lạnh, hãy giữ ấm cho cổ họng.
  • Chăm sóc cổ họng: Nếu công việc của bạn yêu cầu nói nhiều, bạn cần giữ gìn cổ họng, tránh la hét hoặc nói quá to.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giúp làm dịu các triệu chứng khò khè tạm thời. Nếu tình trạng thở khò khè kéo dài hoặc liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng, bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị đúng cách.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa nếu cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc hoặc để tình trạng này kéo dài, vì các bệnh lý liên quan đến hô hấp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến