Nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút và cách xử lý hiệu quả

Thứ hai, 05/05/2025 | 08:34

Chuột rút là hiện tượng co cơ đột ngột gây đau, thường xảy ra khi vận động mạnh hoặc ngay cả lúc nghỉ ngơi, khiến bạn tạm thời mất khả năng cử động. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút và cách xử lý hiệu quả
Chuột rút là hiện tượng co cơ đột ngột gây đau

Bài viết dưới đây chuyên gia sức khỏe Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng chuột rút một cách chủ động, an toàn và hiệu quả.

Chuột rút là gì? Nguyên nhân do đâu?

Chuột rút, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng các cơ bị co thắt đột ngột và không tự chủ, thường gây ra cảm giác đau nhói và căng cứng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cẳng chân, bàn chân, đùi, hông, vùng bụng hoặc thậm chí cả bàn tay. Khi chuột rút xảy ra, người bệnh có thể mất khả năng cử động tạm thời do cơn co kéo mạnh và đau dữ dội ở vùng cơ bị ảnh hưởng.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra chuột rút, trong đó phổ biến nhất gồm:

  • Thiếu oxy cung cấp cho cơ bắp: Khi vận động mạnh, cơ thể cần nhiều oxy hơn. Nếu lượng oxy không đủ, cơ chuyển sang trạng thái yếm khí, sản sinh acid lactic – gây ra cảm giác nóng rát, đau nhức và dẫn đến chuột rút nếu tích tụ quá mức.
  • Mất cân bằng điện giải: Việc đổ nhiều mồ hôi, mất nước, sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc statin,... đều có thể gây thiếu hụt các chất điện giải như Natri, Kali, Canxi. Sự rối loạn này ảnh hưởng đến quá trình co giãn cơ bình thường, dẫn đến chuột rút.
  • Rối loạn thần kinh và nội tiết: Một số tình trạng như căng thẳng thần kinh, phụ nữ mang thai, bệnh lý thần kinh cơ xương khớp,... làm ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu từ não đến cơ, gây co rút không kiểm soát. Thiếu dopamine, di truyền hoặc thiếu sắt cũng là yếu tố liên quan.

Chuột rút là kết quả của nhiều yếu tố tác động đến hoạt động bình thường của cơ bắp, trong đó thiếu oxy, mất cân bằng điện giải và rối loạn thần kinh – nội tiết là những nguyên nhân chính cần được nhận diện và kiểm soát kịp thời để hạn chế tình trạng tái diễn.

Đối tượng dễ bị chuột rút

Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp hơn ở một số nhóm đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai: Đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, do thiếu hụt khoáng chất như canxi, magie và áp lực từ thai nhi chèn ép lên mạch máu chi dưới.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Lưu lượng máu tăng qua cổ tử cung có thể gây ra các cơn co thắt vùng bụng, lan ra lưng và đùi.
  • Người vận động quá mức: Vận động viên, người leo núi, làm việc nặng, đứng lâu trên bề mặt cứng hoặc mang giày dép không phù hợp đều có nguy cơ cao bị co cơ.
  • Người có bệnh lý nền: Những người mắc bệnh tiểu đường, suy thận, rối loạn tuyến giáp, Parkinson, thiếu máu hoặc suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp chuột rút do tuần hoàn máu kém.
  • Người bị mất nước và rối loạn điện giải: Do sốt cao, tiêu chảy, nôn ói hoặc ra nhiều mồ hôi, khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải cần thiết cho hoạt động của cơ bắp.

Nhận biết sớm những yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và xử lý tình trạng chuột rút hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết chuột rút

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu chuột rút sẽ giúp bạn xử lý kịp thời và tránh được những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Cơ bị co cứng: Khi sờ vào vùng cơ đang bị chuột rút sẽ thấy nổi cục, căng cứng bất thường.
  • Cảm giác đau buốt và hạn chế vận động: Người bệnh có thể bị đau nhói, cảm giác căng cứng và khó cử động hoặc tạm thời mất khả năng di chuyển.
  • Triệu chứng đi kèm bất thường: Nếu tình trạng co cơ xuất hiện kèm theo các biểu hiện như ăn uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt,... cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

chuột rút không chỉ đơn thuần là hiện tượng cơ co thắt, mà còn có thể là biểu hiện tiềm ẩn của nhiều vấn đề sức khỏe khác cần được theo dõi kỹ lưỡng.

Xem thêm: Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

OCPhoto.766665924.224073
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Cách xử lý khi bị chuột rút

Khi gặp phải tình trạng chuột rút, điều quan trọng là bạn cần giữ bình tĩnh và áp dụng ngay các biện pháp xử lý phù hợp để giảm đau và giúp cơ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường:

  • Chuột rút ở bắp chân: Duỗi thẳng chân, đồng thời dùng tay kéo các ngón chân hướng về phía đầu gối để giãn cơ.
  • Chuột rút ở bắp đùi: Duỗi thẳng chân và nhờ người hỗ trợ ấn nhẹ đầu gối xuống để làm giãn cơ vùng đùi.
  • Chuột rút ở cơ sườn: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ quanh ngực, kết hợp hít thở sâu để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Hỗ trợ bằng thuốc: Có thể sử dụng vitamin E hoặc thuốc giãn cơ theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dịu cơn co thắt.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý chuột rút không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy hiểm nếu xảy ra khi đang lái xe hoặc bơi lội. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách xử lý, phòng ngừa là rất cần thiết. Nếu chuột rút diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và giải pháp điều trị viêm nang lông hiệu quả

Nguyên nhân và giải pháp điều trị viêm nang lông hiệu quả

Viêm nang lông là một bệnh lý da liễu phổ biến. Việc xác định chính xác căn nguyên gây bệnh đóng vai trò thiết yếu trong lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút và cách xử lý hiệu quả

Nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút và cách xử lý hiệu quả

Chuột rút là hiện tượng co cơ đột ngột gây đau, thường xảy ra khi vận động mạnh hoặc ngay cả lúc nghỉ ngơi, khiến bạn tạm thời mất khả năng cử động. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao?
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phổ biến của sốt siêu vi

Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, nhất là khi thời tiết lạnh ẩm. Hầu hết tự khỏi, nhưng có trường hợp nặng cần nhập viện. Nhận biết sớm triệu chứng giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng xơ vữa mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, có vai trò cung cấp máu cho tim. Khi bị xơ vữa, lòng mạch hẹp dần do mảng bám, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Đăng ký trực tuyến