Nguyên nhân và cách xử trí tình trạng sốt kèm theo đau bụng
Thứ ba, 15/10/2024 | 08:22
Đau bụng là vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể tự khỏi trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu kèm theo sốt và triệu chứng bất thường khác, bạn không nên chủ quan.
Việc xử trí kịp thời và đúng cách rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe
Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử trí khi gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây sốt kèm theo đau bụng
Khi bạn gặp triệu chứng sốt kèm theo đau bụng, đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Tiêu chảy cấp: Do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Triệu chứng kèm theo có thể là nôn, mệt mỏi và tiêu chảy lỏng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể nghiêm trọng.
Viêm đại tràng: Vi khuẩn gây viêm nhiễm niêm mạc đại tràng, có thể dẫn đến sốt và đi ngoài nhiều lần. Nếu kéo dài, bệnh nhân có thể bị mất nước nghiêm trọng.
Trào ngược dạ dày: Tình trạng dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn và có thể kèm sốt nhẹ.
Hội chứng ruột kích thích: Có thể do di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc căng thẳng. Triệu chứng thường gặp bao gồm chướng bụng, táo bón và mệt mỏi.
Tắc ruột: Thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi. Triệu chứng bao gồm nôn mửa và sốt. Tắc ruột cần cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa: Bắt đầu từ đau quanh rốn, sau đó lan xuống hố chậu phải. Nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến vỡ ruột.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Có thể gây sốt và đau bụng, kèm theo triệu chứng như tiểu nhiều, nước tiểu đục và có máu.
Bệnh lý liên quan đến phổi: Nếu có triệu chứng khó thở hoặc đờm, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề phổi.
Nếu bạn có sốt kèm theo đau bụng và xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng dữ dội, kéo dài; nôn mửa liên tục; tiêu chảy nhiều lần, đặc biệt nếu có máu; khó thở; cảm thấy choáng váng hoặc mệt mỏi nghiêm trọng. Hãy đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc xử trí sớm rất quan trọng để tránh biến chứng nguy hiểm.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo ngành Điều dưỡng
Cách xử trí khi bị sốt kèm theo đau bụng
Khi gặp phải tình trạng sốt kèm theo đau bụng, việc xử trí kịp thời và đúng cách rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện được chuyên gia ngành điều dưỡng chia sẻ:
Theo dõi triệu chứng: Hãy ghi nhận các triệu chứng đi kèm như nôn, tiêu chảy, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Việc này sẽ giúp bác sĩ có được thông tin đầy đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Uống nhiều nước: Đặc biệt nếu bạn có triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn, hãy bổ sung nước và điện giải (như oresol) để tránh tình trạng mất nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể duy trì chức năng và hồi phục nhanh chóng.
Hạn chế thực phẩm: Trong thời gian này, bạn nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng và khó tiêu. Tốt nhất là ăn những món dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc trái cây tươi.
Thăm khám y tế: Nếu cơn đau bụng kéo dài, trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đừng chờ đợi để xem tình trạng có cải thiện hay không.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Nếu bác sĩ chỉ định các xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị, hãy tuân theo hướng dẫn của họ để đảm bảo sức khỏe của bạn được bảo vệ tốt nhất.
Việc xử trí kịp thời không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Viêm phế quản phổi là bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, dễ tái phát vào mùa chuyển mùa. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Mặc dù hầu hết trẻ đều hồi phục, nhưng trẻ có sức đề kháng yếu có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh thường do sử dụng kháng sinh và liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm cùng một số yếu tố khác.
Mùa đông - xuân với thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh, cùng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh.