Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ không thể xem nhẹ
Thứ năm, 13/02/2025 | 10:54
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất nhạy cảm, nơi cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về tâm lý và sức khỏe. Trong thời kỳ này, mẹ bầu cần lưu ý những bất thường dưới đây để kịp thời thăm khám, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất nhạy cảm với mẹ bầu
Hãy cùng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu, để mẹ bầu có thể phát hiện sớm và kịp thời chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Những giai đoạn thai kỳ
Tam cá nguyệt là cách phân chia thai kỳ thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 3 tháng (12 tuần), giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể:
Tam cá nguyệt thứ nhất (0 - 12 tuần): Đây là giai đoạn bắt đầu của thai kỳ, khi phôi thai bắt đầu phát triển thành thai nhi. Giai đoạn này rất quan trọng vì hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi sẽ hình thành trong thời gian này.
Tam cá nguyệt thứ hai (13 - 26 tuần): Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Các xét nghiệm sàng lọc cho dị tật thai nhi thường được thực hiện trong giai đoạn này.
Tam cá nguyệt thứ ba (27 - 40 tuần): Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, khi thai nhi tiếp tục phát triển về trọng lượng và chuẩn bị cho quá trình sinh. Mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất, chuẩn bị cho việc sinh con.
Mỗi tam cá nguyệt đều có những dấu hiệu, triệu chứng và mốc quan trọng riêng, vì vậy việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong mỗi giai đoạn là rất cần thiết.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu không thể bỏ qua
Trong ba tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, cần chú ý và đi kiểm tra ngay.
Vùng kín có mùi hôi, ngứa: Dịch âm đạo tiết nhiều trong 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, nếu kèm theo ngứa rát, dịch có màu xanh vàng và mùi hôi, mẹ bầu cần kiểm tra ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa hoặc nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chảy máu âm đạo: Chảy máu trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu báo thai, thường chỉ rỉ ra một vài giọt máu, không kèm dịch hoặc cục máu đông. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều, có màu đỏ tươi hoặc nâu xám kèm dịch nhầy và cục máu, bụng dưới đau quặn, có thể là dấu hiệu của sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc thai trứng. Việc thăm khám ngay lúc này rất quan trọng.
Sốt cao: Nếu mẹ bầu có thân nhiệt trên 38°C và kèm theo mệt mỏi, chán ăn, rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng. Sốt cao trong giai đoạn này có thể gây dị tật cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.
Hoa mắt, chóng mặt nghiêm trọng: Dù hoa mắt chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, mẹ bầu cần kiểm tra vì có thể do thiếu máu, thay đổi hormone hay tụt đường huyết.
Nôn ói mất kiểm soát: Nôn ói là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu do thay đổi hormone. Tuy nhiên, nếu nôn ói quá nhiều dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng hoặc sụt cân, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc.
Bất thường khi siêu âm: Ngoài các dấu hiệu trên, những bất thường xuất hiện khi siêu âm như tim thai yếu hoặc không nghe thấy tim thai, thai nhi phát triển chậm hoặc nhau thai thay đổi vị trí, bong khỏi tử cung cũng cần được thăm khám thêm.
Vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh những rủi ro không mong muốn.
Bên cạnh việc theo dõi những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, chú trọng đến những thực phẩm giàu folate, sắt, DHA, vitamin A, B, C, D... Bổ sung canxi, sắt và axit folic theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Tránh các thói quen có hại: Mẹ bầu cần tránh các thói quen như thức khuya, căng thẳng, uống rượu bia, hút thuốc, ăn đồ tái sống và thực phẩm lên men, đồng thời hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người để tránh mắc bệnh.
Vận động nhẹ nhàng: Mặc dù cần nghỉ ngơi nhiều trong 3 tháng đầu, nhưng mẹ bầu vẫn nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc ngồi thiền để giảm bớt căng thẳng và đau nhức.
Quan sát cơ thể và khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường và nếu cảm thấy lo lắng, nên đi khám để nhận sự tư vấn từ bác sĩ. Việc tuân thủ lịch khám thai cũng rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là các mốc khám quan trọng như tuần thứ 12.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa khuyến cáo việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất nhạy cảm, nơi cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về tâm lý và sức khỏe. Trong thời kỳ này, mẹ bầu cần lưu ý những bất thường dưới đây để kịp thời thăm khám, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tiêm insulin là một phương pháp quan trọng để kiểm soát đường huyết và có thể thực hiện ngay tại nhà, tuy nhiên, việc tiêm đúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi. Tiêm phòng cúm là một bước cần thiết trong quá trình này. Vậy tiêm phòng cúm trước khi mang thai có lợi ích gì?
Tiêm vắc xin cúm được xem là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do virus này gây ra