Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thứ năm, 26/09/2024 | 09:28

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần quan trọng trong quá trình khám thai định kỳ. Vậy quy trình xét nghiệm này diễn ra như thế nào và tại sao nó lại quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé?

xet-nghiem-tieu-duong-khi-mang-thai
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường

Tại sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ làm tăng lượng đường huyết trong máu của sản phụ, dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi, chẳng hạn như:

  • Tăng kích thước thai nhi: Lượng đường huyết cao có thể khiến em bé phát triển quá nhanh, gây khó khăn trong quá trình sinh và làm tăng tỷ lệ sinh mổ.
  • Nguy cơ thai lưu hoặc chuyển dạ sớm: Mẹ bầu thường gặp tình trạng dư hoặc đa ối, làm tăng nguy cơ này.
  • Biến chứng khi sinh: Tiền sản giật và sản giật là những nguy cơ cao mà mẹ bầu phải đối mặt.
  • Vấn đề cho em bé: Trẻ sinh ra có thể gặp hạ đường huyết, vàng da, hoặc rối loạn chuyển hóa.
  • Nguy cơ tiểu đường trong tương lai: Cả mẹ và bé có thể dễ mắc tiểu đường sau này.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời, từ đó đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Khi nào thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Sản phụ cần thường xuyên thăm khám theo lịch của bác sĩ. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sản phụ có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sớm hơn, có thể từ 3 tháng đầu của thai kỳ.

Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Có người thân bị tiểu đường.
  • Lần mang thai trước có tiểu đường thai kỳ.
  • Sinh con nặng trên 4kg.
  • Tiền sử sinh con dị tật.
  • Sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu.
  • Mẹ bầu thừa cân, BMI trên 30.

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện vào buổi sáng, sau khi nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ. Quy trình bao gồm:

  • Lấy máu lúc đói: Để đo lượng đường huyết.
  • Uống dung dịch glucose: Sản phụ sẽ uống 250ml nước có chứa 75g glucose, sau đó nghỉ ngơi, không ăn uống hay vận động.
  • Lấy máu sau 1 giờ và 2 giờ: Để đo lượng đường huyết sau khi uống nước đường.

Xem thêm: Những dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết sớm ung thư thực quản

skype_picture_2023_05_21t
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Kết quả bình thường:

  • Đường huyết lúc đói: < 92 mg/dL
  • Đường huyết sau 1 giờ: < 180 mg/dL
  • Đường huyết sau 2 giờ: < 153 mg/dL

Kết quả bất thường là khi một trong ba chỉ số trên bằng hoặc cao hơn ngưỡng cho phép.

Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ cần làm gì?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sản phụ bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ hướng dẫn về chế độ ăn uống và tập luyện để tự theo dõi lượng đường huyết tại nhà. Nếu cần, có thể chỉ định dùng thuốc để kiểm soát đường huyết.

Thay đổi chế độ ăn: Giảm tối đa thực phẩm có đường, như bánh kẹo và nước ngọt. Ưu tiên thực phẩm tự nhiên, rau củ và ngũ cốc để bổ sung dinh dưỡng.

Tăng cường tập luyện: Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn.

Sử dụng thuốc Insulin: Nếu chế độ ăn và tập luyện không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định Insulin. Mẹ bầu cần tuân thủ liều dùng và kiểm tra đường huyết thường xuyên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, giúp thai kỳ diễn ra an toàn và khỏe mạnh.

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Những nguy cơ khi lạm dụng thuốc chống buồn ngủ

Thuốc chống buồn ngủ hiện đang trở nên phổ biến, dễ dàng mua mà không cần đơn thuốc. Việc lạm dụng loại thuốc chống buồn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona có thể có nguy cơ gặp biến chứng cao ở những người cao tuổi và những người có sức khỏe yếu. Triệu chứng chính của zona là sự xuất hiện của các mảng ban đỏ và mụn nước trên một số vùng cơ thể.
Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm giao mùa

Thời tiết chuyển giao giữa các mùa khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm cúm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Thời tiết chuyển giao từ thu sang đông thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, cùng với những cơn gió lạnh, làm cho cơ thể khó có thể thích nghi.
Đăng ký trực tuyến