Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu

Thứ tư, 16/10/2024 | 08:17

Khám thai là bước quan trọng để đảm bảo thai kỳ an toàn. Lần khám đầu tiên giúp xác nhận thai, đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho thai kỳ. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn.

Những điều mẹ bầu cần biết khi thực hiện khám thai lần đầu
Khám thai là bước quan trọng để đảm bảo thai kỳ an toàn

Dưới đây là ba điều cần biết cho lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ!

Khi nào nên khám thai lần đầu?

Thời điểm khám thai lần đầu thường là mối quan tâm lớn đối với các mẹ, đặc biệt là mẹ bầu lần đầu. Khám sớm có thể không cho kết quả chính xác vì thai có thể còn quá nhỏ hoặc chưa di chuyển vào buồng tử cung. Mẹ bầu nên đi khám khi chậm kinh từ 1-2 tuần và que thử thai hiển thị hai vạch, kèm theo các dấu hiệu như đau ngực hay nhạy cảm với mùi. Thời điểm này, thai có thể ở tuần thứ 5-6, và bác sĩ sẽ xác định được mẹ có thai hay không, thai nằm trong hay ngoài tử cung, cũng như các vấn đề bất thường khác.

Khám thai lần đầu bao gồm những gì?

Trong lần khám đầu, mẹ bầu sẽ trải qua các bước thăm khám tổng quát, siêu âm và xét nghiệm. Dưới đây là những nội dung chính:

  • Khai thác tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, thuốc đang dùng, các thủ thuật phẫu thuật đã thực hiện, cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây là thông tin quan trọng để đánh giá các yếu tố nguy cơ.
  • Hỏi về thai kỳ hiện tại: Mẹ bầu cần cung cấp thông tin về kỳ kinh cuối, tính chất chu kỳ kinh trước đó, và các triệu chứng nghi ngờ của việc mang thai.
  • Khám sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều cao và huyết áp của mẹ bầu.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp xác định mẹ bầu có mang thai không, thai nằm trong hay ngoài tử cung, và ước tính tuổi thai.
  • Làm xét nghiệm quan trọng: Các xét nghiệm như đo nồng độ hormone hCG, xét nghiệm nước tiểu, và xét nghiệm máu để xác định nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Một số xét nghiệm máu không bắt buộc nhưng sẽ được bác sĩ chỉ định nếu cần.
  • Tư vấn: Bác sĩ sẽ thông báo kết quả và tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ bầu hãy trao đổi để nhận thêm thông tin hữu ích.

Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa suy thận ở người trẻ

Y dược chính quy
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo ngành Y dược chính quy

Cần chuẩn bị gì khi đi khám thai lần đầu?

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ bầu cần chuẩn bị những điều sau để đảm bảo quá trình khám diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:

  • Chọn cơ sở y tế uy tín: Lựa chọn một bệnh viện hoặc phòng khám có chất lượng và uy tín để đảm bảo quy trình khám chữa bệnh được thực hiện đúng cách, giúp mẹ bầu an tâm hơn trong việc theo dõi sức khỏe thai kỳ.
  • Ghi lại các câu hỏi: Trước khi đến khám, mẹ bầu nên chuẩn bị một danh sách các thắc mắc và triệu chứng cần trao đổi với bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề đều được giải quyết và mẹ có được những thông tin hữu ích.
  • Mặc trang phục thoải mái: Lựa chọn trang phục rộng rãi, như đầm bầu hoặc áo phông, cùng với giày bệt sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng di chuyển và thoải mái hơn trong quá trình khám.
  • Uống nhiều nước: Trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống đủ nước để giúp bác sĩ dễ dàng quan sát hình ảnh siêu âm. Điều này rất quan trọng trong việc xác định tình trạng thai.
  • Mang theo giấy tờ cần thiết: Đảm bảo có các giấy tờ như thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân và bất kỳ kết quả khám trước đó (nếu có). Những thông tin này có thể hữu ích cho bác sĩ trong việc đánh giá tình hình sức khỏe.
  • Lưu giữ kết quả khám: Sau khi khám, mẹ bầu nên lưu giữ tất cả các kết quả, bao gồm siêu âm và xét nghiệm. Những thông tin này sẽ hỗ trợ cho các lần khám tiếp theo và trong quá trình chuẩn bị cho việc sinh nở.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa chia sẻ việc huẩn bị kỹ lưỡng cho lần khám đầu tiên không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn mà còn tạo điều kiện cho bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên và thông tin cần thiết, giúp thai kỳ diễn ra thuận lợi và an toàn.

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là vấn đề phổ biến, đặc biệt ở người làm công việc nặng, ngồi lâu hoặc người cao tuổi. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến vận động và tăng khả năng phục hồi.
Những điều cần lưu ý về bệnh đa u tủy xương

Những điều cần lưu ý về bệnh đa u tủy xương

Đa u tủy xương là căn bệnh ít người hiểu rõ, nhiều người mắc phải mà không biết hoặc nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, tiết niệu. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện muộn và gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi mật

Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi mật

Sỏi mật là bệnh phổ biến và thường lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nhận diện sớm triệu chứng giúp điều trị hiệu quả và giảm rủi ro.
Những lưu ý quan trọng về độ tuổi tiêm vắc xin HPV

Những lưu ý quan trọng về độ tuổi tiêm vắc xin HPV

Nhiều người thắc mắc về độ tuổi tiêm vắc xin HPV để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về độ tuổi tiêm và những lưu ý quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đăng ký trực tuyến