Quy trình thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng bụng

Thứ hai, 21/08/2023 | 01:50

Chọc hút dịch màng bụng là một phương pháp thủ thuật nhằm trích xuất chất dịch từ màng bụng, nhằm chẩn đoán, hoặc giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến dịch từ màng bụng

123214

Chọc hút dịch màng bụng là một phương pháp thủ thuật quan trọng được sử dụng để thu thập chất dịch tích tụ trong ổ bụng, còn gọi là dịch màng bụng. Tình trạng tích tụ chất dịch này thường được gọi là cổ trướng và có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm, chấn thương hoặc các tình trạng bệnh lý như xơ gan hoặc ung thư.

Mục đích thực hiện chọc hút dịch màng bụng

Phương pháp chọc hút dịch màng bụng được thực hiện với mục đích chẩn đoán và điều trị. Trong việc chẩn đoán, phương pháp này giúp xác định tràn dịch màng bụng và đánh giá nguyên nhân gây ra tích tụ dịch. Điều trị bằng chọc hút dịch màng bụng nhằm giảm triệu chứng đau và căng bụng do tích tụ dịch màng bụng gây ra, thường kết hợp với việc truyền albumin để bù trừ.

Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phương pháp chọc hút dịch màng bụng không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích của thủ thuật và nguy cơ biến chứng trong một số trường hợp như rối loạn đông máu, bệnh lý tim mạch, và bệnh nhân quá sợ hãi.

Quy trình thực hiện chọc hút dịch màng bụng

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ quy trình thực hiện thử thuật chọc hút dịch màng bụng chi tiết:

Chuẩn bị dụng cụ và thuốc:

•     Dụng cụ gồm bơm tiêm 5ml - 10ml, kim tiêm, máy hút dịch hoặc bơm tiêm 50ml để hút dịch, kim chọc dò đặc biệt có van 3 chiều hoặc đoạn cao su ở đốc kim và kìm Kocher để mở thay cho van.

•     Thuốc bao gồm Lidocain 0,25 x 5 - 10ml, Atropin 1/4mg, Seduxen 10mg và các thuốc cấp cứu khác như Depersolon 30mg, Adrenalin 10/1000. Cần sẵn sàng túi thở Oxy.

Chuẩn bị bệnh nhân:

•     Thực hiện giải thích và động viên bệnh nhân.

•     Tiến hành siêu âm ổ bụng để xác định vị trí chọc kim.

•     Thử phản ứng với thuốc Lidocain; kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp.

•     Tiêm tiền tê Atropin 1/4mg x 1 - 2 ống và Seduxen 5mg 1 ống trước khi thực hiện chọc dịch (tùy vào tình trạng của bệnh nhân).

Kỹ thuật thực hiện: 

•     Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co lại.

•     Xác định vị trí chọc kim thường ở điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối từ rốn tới gai chậu phía trước bên trái.

•     Sát trùng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700.

•     Gây tê từng lớp bằng Lidocain tại điểm chọc kim: từ da, dưới da và đến màng bụng.

•     Chọc kim tại điểm đã gây tê, vuông góc với thành bụng. Khi kim vào khoang màng bụng, cảm giác sựt và nhẹ tay, sau đó hút thử và giữ cố định kim sát vào thành bụng.

•     Hút dịch bằng bơm tiêm 50ml, đảm bảo hút kín. Lấy 30ml dịch đầu tiên cho vào 3 ống nghiệm để gửi ngay đến phòng lab để xét nghiệm sinh hoá, tế bào và vi sinh vật. Lượng dịch hút mỗi lần không quá 2000ml. Nếu cần, có thể thực hiện lần hút II sau 24-48 giờ.

•     Khi hút dịch xong, rút kim, sát khuẩn vùng chọc kim và băng lại. Bệnh nhân nằm nghỉ, kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp.

IMG_2869

Tai biến và xử trí

Dị ứng thuốc: Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược cần thử phản ứng với thuốc tê trước khi thực hiện thủ thuật.

Choáng: Xử trí bằng cách nằm đầu thấp, uống nước chè đường, thở Oxy, tiêm Depressolon 30mg tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng Adrenalin tĩnh mạch hoặc Dopamin, và các biện pháp hồi sức tích cực khác.

Bội nhiễm: Thực hiện các biện pháp vô trùng đầy đủ.

Các tai biến khác: Không may chọc nhầm vào các phủ tạng có thể xảy ra.

Quy trình chọc hút dịch màng bụng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các tình trạng dịch tích tụ trong ổ bụng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và nắm bắt nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương án điều trị hiệu quả.

Nếu không đỗ Đại học ngành Bác sĩ đa khoa thì  có thể học Cao đẳng Y sĩ đa khoa

Nếu không đỗ Đại học ngành Bác sĩ đa khoa thì có thể học Cao đẳng Y sĩ đa khoa

Các Trường đại học y khoa ở Hoa Kỳ yêu cầu người muốn theo học đại học ngành y khoa phải là người đã có một bằng cử nhân (pre-med) rồi mới được nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học y (Medical College Admission Test).
Bác sĩ chuyên khoa chia sẽ nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn tiểu tiện

Bác sĩ chuyên khoa chia sẽ nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện là tình trạng gây khó khăn trong quá trình tiểu tiện, làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bác sĩ hướng dẩn các phương pháp phát hiện và điều trị thoát vị địa đệm

Bác sĩ hướng dẩn các phương pháp phát hiện và điều trị thoát vị địa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Dược sĩ hướng dẩn cách sử dụng thuốc điều trị nghẹt mũi an toàn

Dược sĩ hướng dẩn cách sử dụng thuốc điều trị nghẹt mũi an toàn

Nghẹt mũi là hiện tượng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô sưng lên, đồng thời có một lượng chất nhầy trong mũi, do đó ngăn cản sự lưu thông không khí và làm người bệnh cảm thấy khó chịu khi hít thở.
Đăng ký trực tuyến