Sử dụng thuốc và các phương pháp cải thiện mất ngủ không cần thuốc
Thứ bảy, 17/08/2024 | 16:10
Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực. Do đó, việc tìm hiểu thuốc điều trị mất ngủ và các phương pháp cải thiện không cần dùng thuốc là rất quan trọng.
Bài viết dưới đây là chia sẻ về sử dụng thuốc và các phương pháp cải thiện mất ngủ không cần thuốc được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc!
Nguyên nhân thường gặp của chứng mất ngủ
Mất ngủ thường biểu hiện qua các triệu chứng như khó vào giấc, ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại, cảm giác buồn ngủ nhưng không thể ngủ được. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ bao gồm:
Căng thẳng tinh thần hoặc làm việc quá sức.
Vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu.
Thay đổi múi giờ khi di chuyển đến vùng có thời gian ngày đêm khác biệt.
Thiếu thói quen ngủ cố định hoặc ngủ trưa quá dài.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Suy nghĩ căng thẳng hoặc lo lắng trước khi ngủ.
Ăn quá no trước khi ngủ, gây cảm giác khó chịu.
Phụ nữ mang thai có thể gặp khó khăn khi ngủ do thay đổi hormone và các triệu chứng khác.
Tuổi tác cao có thể gây khó ngủ.
Bệnh lý như bệnh thận, tiết niệu hoặc các vấn đề về hô hấp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện?
Khi gặp tình trạng mất ngủ, nhiều người tìm đến thuốc để cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến giúp hỗ trợ giấc ngủ:
Thuốc An Thần: Thuốc an thần giúp làm chậm hoạt động của não, kiểm soát quá trình truyền thông tin từ hệ thần kinh trung ương đến não và tăng cường lượng axit gamma-aminobutyric (GABA). Điều này giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng vào giấc ngủ. Các thuốc an thần thường cần đơn của bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Bình Thần: Thuốc bình thần thuộc nhóm benzodiazepin, thường được chỉ định cho những người mất ngủ do rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật. Thuốc này giúp giảm lo âu, ổn định tinh thần, tạo cảm giác buồn ngủ và thư giãn cơ bắp. Tuy nhiên, thuốc bình thần có thể gây mất trí nhớ hoặc phụ thuộc nếu sử dụng lâu dài và cần sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc Kháng Histamin: Các thuốc kháng histamin như Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine thường được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng, nhưng cũng có tác dụng gây buồn ngủ. Tuy nhiên, chúng không phải là thuốc đặc trị mất ngủ và nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Thuốc Chống Trầm Cảm: Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng serotonin trong não, cải thiện cảm xúc và cơ chế giấc ngủ. Sau khoảng 3-4 tuần sử dụng, người bệnh có thể thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc này cũng cần sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Melatonin: Melatonin là hormone do tuyến tùng của não sản xuất, giúp gây cảm giác buồn ngủ. Những người bị mất ngủ thường có lượng melatonin thấp hơn. Các thực phẩm bổ sung melatonin có thể giúp kích thích sản sinh hormone này và cải thiện giấc ngủ. Liều dùng melatonin cho người lớn không quá 5mg/ngày và nên sử dụng trong thời gian ngắn, tối đa 4 tuần.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
Khi sử dụng thuốc để điều trị mất ngủ, bạn nên lưu ý:
Không lạm dụng thuốc hoặc sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Không tự ý tăng liều hoặc thay đổi thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Cần kiểm tra sức khoẻ tổng quát để xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng mất ngủ.
Đối tượng như người bệnh tim mạch, gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ định và tác dụng phụ của thuốc.
Các phương pháp cải thiện chứng mất ngủ không cần thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các phương pháp không dùng thuốc để cải thiện giấc ngủ:
Thiết lập thói quen ngủ đều đặn và luyện tập theo giờ cố định.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia trước khi ngủ.
Tăng cường vận động và tập thể dục để cải thiện sức khoẻ và thư giãn cơ bắp.
Tạo không gian ngủ thoải mái, tối màu và yên tĩnh.
Thư giãn trước khi ngủ bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của viêm gan B và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Chúng ta thường nghe nói nhiều về truyền máu, nhưng không phải ai cũng biết rõ khi nào cần truyền máu và những lưu ý quan trọng trong quy trình này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt miệng thường xuyên do đâu?
Cắt tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều cần đến phẫu thuật này. Vậy khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp và các ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là gì?