Thầy thuốc đông y chia sẽ các điều lưu ý trong châm cứu

Thứ hai, 11/03/2024 | 10:26

Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị.

R (10) (1)

Trong Y Học Cổ Truyền, châm cứu là một biện pháp điều trị được áp dụng rộng rải mà hầu hết ai cũng biết. Châm cứu là một hình thức điều trị có từ rất lâu của y học phương Đông. Với hiệu quả điều trị cao phương pháp này dần trở nên rất phổ biến.Ngay sau đây hãy cùng thầy thuốc đông y Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu tác dụng và lưu ý khi sử dụng biện pháp này trong điều trị bệnh.

Những tác dụng và hoạt động của châm cứu

Tác dụng của châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Căn cứ vào vị trí, tác dụng của huyệt nơi châm cứu đề ra ba loại phản ứng cơ thể.

Phản ứng tại chỗ

Châm cứu là một kích thích ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, thay đổi tính chất của tổn thương, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.

Phản ứng tiết đoạn

Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một đoạn đó. Ngược lại những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng tới nội tạng cùng trên tiết đoạn đó.

 Phản ứng toàn thân

Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan tới hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân. Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.

Theo lý luận y học phương Đông, cơ thể phát sinh ra bệnh tật là do mất thăng bằng âm dương. Châm cứu có tác dụng cơ bản là điều hòa và lập lại cân bằng âm dương, qua đó có tác dụng điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Các chỉ định và chống chỉ định trong châm cứu

Chỉ định:

Các chứng liệt: liệt do tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt…

Bệnh ngũ quan như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn...

Các chứng đau cấp và mạn tính: đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau đầu, đau lưng, đau thần kinh tọa

Cơ năng và triệu chứng của một số bệnh: rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, kém ăn, đầy bụng, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc...

Một số bệnh do viêm nhiễm như viêm tuyến vú, chắp, lẹo...

Chống chỉ định:

Bệnh lý thuộc cấp cứu.

Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim

Phụ nữ đang có thai hoặc hành kinh.

Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…

Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như: Phong phủ, Á môn, Nhũ trung…

Những trường hợp nguy hiểm xảy ra khi châm cứu?

Chảy máu

Hiện tượng: chảy máu khi rút kim.

Xử trí: Lấy bông gòn khô, thấm máu và day nhẹ để tránh gây tụ máu dưới da.

Choáng, ngất

Triệu chứng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu, huyết áp có thể hạ thấp, hoảng loạn, ngất. Trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, rối loạn cơ tròn...

Xử trí: Lập tức bảo bệnh nhân nhắm mắt, rút kim, đắp ấm, đảm bảo thông thoáng cho bệnh nhân dễ thở, giải thích cho bệnh nhân, sử dụng thuốc trợ tim nếu cần thiết. Nếu bệnh nhân bất tỉnh châm tả Nhân trung để tỉnh thần.

skype_picture_2023_07_08t03_45_34_777z-105405 (1)

Cong kim, gãy kim

Triệu chứng: khi rút kim thấy kim châm bị cong hoặc gãy, vị trí gãy thường ở phần tiếp nối giữa thân và đốc kim.

Xử trí: Rút kim nhẹ nhàng, nếu kim cong thì lựa theo chiều kim để rút kim ra, nếu kim gãy thì cho bệnh nhân giữ nguyên tư thế rồi dùng panh gắp kim, trường hợp kim bị di lệch thì nên xử lý kết hợp với chụp Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học để xác định vị trí và gắp kim ra .

Những phương pháp giảm huyết áp dễ dàng cho mọi người

Những phương pháp giảm huyết áp dễ dàng cho mọi người

Tăng huyết áp là bệnh tim mạch nguy hiểm, có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, việc tìm ra cách giảm huyết áp hiệu quả hàng ngày là rất quan trọng.
Nguyên nhân và cách điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân và cách điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới

Suy van tĩnh mạch chi dưới là một tình trạng tiến triển dần dần và âm thầm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể phải đối mặt với các cơn đau đớn và phù nề ở cả hai chi dưới.
Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Sốt xuất huyết do virus dengue lây qua muỗi vằn, chưa có thuốc đặc hiệu và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần kiêng một số điều để tránh biến chứng và giúp hồi phục nhanh chóng.
Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là một phương pháp y khoa hiện đại, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus HPV, một yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
Đăng ký trực tuyến