Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống.
Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống.
Dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là một yếu tố cần thiết để giữ gìn sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh. Và việc thiết lập chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất
Với mỗi thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng, năng lượng để bản thân duy trì được sức khỏe, khỏe mạnh. Trường hợp bạn lao động nặng thì năng lượng tiêu hao sẽ càng cao. Một chế độ ăn thiếu dưỡng chất khiến cho cơ thể nhanh chóng mỏi mệt và kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
Việc tìm hiểu về lượng dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cách ăn uống khoa học là vô cùng quan trọng. giảng viên Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa đưa ra những nhóm chất bạn nên bổ sung hàng ngày nên tham khảo như sau:
Nhóm chất bột đường
Nguồn năng lượng từ bột đường là dinh dưỡng chính giúp cho cơ thể hoạt động khỏe khoắn. Với người trưởng thành khi xây dựng cách ăn uống khoa học, chất bột đường trong cơ thể chỉ nên chiếm từ 60 - 65% tổng khẩu phần ăn. Vì phần còn lại do chất béo đã chiếm từ 20 - 25% và chất đạm từ 10 - 15%.
Chất đạm
Protein có nhiều trong động vật như là cá, thịt, sữa, trứng,... và thực vật như lạc, đậu, đỗ,... để giúp cơ phát triển khi lao động. Các loại thịt đỏ gồm có thịt lợn, thịt bò có chứa nhiều sắt để giúp phòng bệnh thiếu máu, nhất là trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
Chất béo
Trong đó, mỡ động vật có chứa nhiều chất béo gây bão hòa, cơ thể khó hấp thụ nên cần hạn chế sử dụng. Những loại dầu có chứa ít chất béo bão hòa như là dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế ăn nhiều món xào, nướng, rán mà nên tăng cường khẩu phần ăn về đồ luộc, hấp để lượng dinh dưỡng được cân bằng. Đồng thời, ngăn ngừa những thực phẩm có thể biến đổi thành chất gây hại cho sức khỏe.
Vitamin và khoáng chất bổ sung
Nhóm vitamin cùng khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả giúp tăng cường sức đề kháng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Việc cung cấp cách ăn uống khoa học bằng rau xanh và quả màu vàng giúp mắt sáng vì có vitamin A bổ sung. Đồng thời rau còn có nhiều chất xơ giúp chống oxy hóa phòng những bệnh mãn tính.
Chế độ ăn khoa học, lành mạnh không phải là áp dụng những thực đơn khắt khe và bỏ đi món ăn mình yêu thích. Thay vào đó, bạn sẽ xây dựng cách ăn uống khoa học khi chọn ra thực phẩm có dưỡng chất để kiểm soát được calo, chất đạm, lượng đường và mỡ máu của mình trong cơ thể.
Khẩu phần ăn được đa dạng hóa
Bạn nên đơn giản hóa trong bữa ăn khi bắt đầu thiết lập cách ăn uống khoa học. Bằng cách thay vì quá chú tâm đến lượng calo tiêu thụ của thực phẩm, bạn có thể quan sát màu sắc, sự tươi mới của đồ ăn để dễ dàng lựa chọn. Bước đầu bạn có thể tập trung vào món đồ yêu thích cùng công thức nấu ăn đơn giản để kết hợp nhiều thực phẩm sạch với nhau.
Xem thêm: Bác sĩ lưu ý những điều cần biết khi bị nổi mề đay
Cách ăn uống khoa học khi giúp cơ thể điều độ và cân bằng đó là bạn cần ăn ít hơn mức độ hiện tại bản thân đang ăn.
Bạn nên nạp vào cơ thể ít chất béo bão hòa cùng thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất lành mạnh như rau, củ, quả. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm mà mình yêu thích.
Ngũ cốc thô và tinh bột đáp ứng về nhu cầu ăn ngon miệng, giày phytochemical. Đồng thời giúp chống chất oxy hóa, phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Nhưng bạn cần lưu ý khi xây dựng cách ăn uống khoa học, cần hiểu rõ về định nghĩa tinh bột tốt và tinh bột xấu, cụ thể dưới đây:
Nhóm tinh bột tốt: bao gồm những loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau, đậu. Chất tinh bột tốt giúp bạn no lâu, ổn định đường trong máu và mức độ insulin.
Thiết lập cách ăn uống giúp tránh được những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Từ đó giúp có chế độ ăn theo thể trạng bản thân dễ dàng hơn. Hy vọng những thông tin được Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ về chế độ dinh dưỡng để biết được cách ăn uống hợp lí tốt cho sức khỏe.