Tiền sản giật là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, và việc nhận biết và kiểm soát sớm là rất quan trọng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tiền sản giật là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, và việc nhận biết và kiểm soát sớm là rất quan trọng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là chia sẻ chi tiết về tiền sản giật và quá trình sàng lọc từ bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Tiền sản giật là một vấn đề đáng lo ngại mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt. Được các chuyên gia Sản khoa hàng đầu cảnh báo, đây là tình trạng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai.
Tiền sản giật là một tình trạng không bình thường xảy ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn sau của thai kỳ, thường được nhận diện qua hai dấu hiệu chính: tăng huyết áp và sự tăng cao của protein niệu trong xét nghiệm. ThS.BS hiện công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đã chỉ ra rằng tiền sản giật có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Các biến chứng bao gồm:
Xem thêm: Những phương pháp nhận biết và điều trị sớm u não hiệu quả
Sàng lọc tiền sản giật - khi nào và như thế nào?
Việc sàng lọc tiền sản giật là cực kỳ quan trọng để phòng tránh và kiểm soát bệnh. Mẹ bầu nên thăm khám và sàng lọc tại các cơ sở y tế, vì bệnh không chỉ phản ánh qua chỉ số huyết áp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Việc sàng lọc có thể được thực hiện từ rất sớm trong thai kỳ, được khuyến nghị là từ tuần thứ 11 đến 13 và 6 ngày của thai kỳ.
Các phương pháp sàng lọc bao gồm đo huyết áp động mạch trung bình, xét nghiệm sinh hóa PlGF hoặc PAPP-A, và siêu âm thai để đánh giá các chỉ số như chiều dài đầu mông thai và doppler động mạch tử cung.
Theo bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy ngành Y đa khoa, việc nhận biết và sàng lọc tiền sản giật từ sớm là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình thai kỳ.