Triệu chứng điển hình và cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Thứ ba, 27/05/2025 | 08:32

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến và nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có cơ hội được chữa khỏi.

Triệu chứng điển hình và cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả
Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến

Bài viết dưới đây chuyên gia y khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin tổng quan về bệnh ung thư dạ dày, bao gồm triệu chứng đặc trưng, các giai đoạn tiến triển của bệnh và những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào tại niêm mạc dạ dày phát triển bất thường và không kiểm soát, hình thành nên các khối u ác tính. Ban đầu, sự thay đổi tế bào thường diễn ra âm thầm và khu trú tại một vùng nhỏ, nhưng theo thời gian, có thể phát triển thành các tổn thương dạng loét hoặc khối u lồi sùi lan rộng.

Đáng chú ý, ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng điển hình hoặc biểu hiện rất mờ nhạt, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường và bỏ qua việc tầm soát. Chỉ khi ung thư tiến triển nặng hơn, thậm chí đã di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi, phúc mạc,... thì các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng.

Theo hệ thống phân loại TNM của Tổ chức Ung thư Hoa Kỳ (AJCC), ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 0 (Ung thư biểu mô tại chỗ): Tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện tại lớp niêm mạc trong cùng của dạ dày, chưa xâm lấn sâu.
  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư bắt đầu xâm nhập lớp dưới niêm hoặc lớp cơ, có thể ảnh hưởng đến một vài hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn II: Ung thư lan sâu hơn vào thành dạ dày, đồng thời lan đến nhiều hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn xa.
  • Giai đoạn III: Khối u xâm lấn mạnh vào các lớp cơ sâu hoặc thanh mạc, ảnh hưởng nhiều hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan xa, là giai đoạn nặng nhất với tiên lượng xấu.

Việc nắm rõ các giai đoạn của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh lý.

Triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày

Nhận biết sớm triệu chứng của ung thư dạ dày là yếu tố then chốt để tăng cơ hội điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh:

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường mơ hồ, không đặc hiệu, dễ bị bỏ qua. Có thể phân thành hai nhóm chính:

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể gặp phải cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, khó nuốt,... Những biểu hiện này dễ nhầm với viêm loét dạ dày thông thường.
  • Cảm giác đau: Thường là các cơn đau âm ỉ vùng thượng vị, có thể xuất hiện khi đói hoặc sau ăn. Cơn đau không có tính chu kỳ rõ ràng, dễ khiến người bệnh chủ quan.

Giai đoạn tiến triển: Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, triệu chứng trở nên rõ ràng hơn:

  • Rối loạn tiêu hóa nặng: Buồn nôn, nôn nhiều, cảm giác chán ăn, ăn nhanh no dù ăn ít, đầy hơi liên tục.
  • Đau bụng kéo dài: Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị, không theo chu kỳ.
  • Dấu hiệu chảy máu tiêu hóa: Phân đen, có máu lẫn trong phân, người bệnh có thể bị thiếu máu, vàng da.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm thể lực và hiệu suất lao động.

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường bao gồm:

  • Nội soi và sinh thiết dạ dày.
  • Xét nghiệm máu chuyên sâu.
  • Chụp X-quang, CT scan, cộng hưởng từ (MRI).

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm: Giai đoạn đầu ung thư thực quản và khả năng điều trị hiệu quả

duoc-sai-gon (45)
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh – việc chủ động bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả:

  • Điều trị triệt để các bệnh lý dạ dày: Nếu bạn đang mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, hãy tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tổn thương kéo dài và giảm nguy cơ ung thư hóa.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn đồ quá mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hay lên men. Hạn chế tối đa rượu bia và tuyệt đối không hút thuốc lá. Thay vào đó, nên tăng cường rau xanh, trái cây, chất xơ, và thực phẩm tươi sạch trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ cũng giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tăng cường vận động thể chất: Thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
  • Quản lý căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế áp lực và stress kéo dài – đây là yếu tố tâm lý quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, trong đó có ung thư dạ dày.
  • Chủ động tầm soát ung thư định kỳ: Đặc biệt với người có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử bệnh dạ dày, người thân từng mắc ung thư, người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá. Việc tầm soát giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm khi chưa có triệu chứng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa khuyến nghị ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời. Việc trang bị kiến thức đúng đắn về triệu chứng, tiến triển bệnh và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe lâu dài. Đừng đợi đến khi có dấu hiệu mới đi khám – hãy chủ động tầm soát và lắng nghe cơ thể ngay từ hôm nay.

Mẹ bầu bị đau nhức khớp tay nguyên nhân và cách cải thiện

Mẹ bầu bị đau nhức khớp tay nguyên nhân và cách cải thiện

Đau khớp tay thường gặp ở mẹ bầu, nhất là cuối thai kỳ. Dù không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt. Hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp mẹ bầu khỏe hơn.
Triệu chứng điển hình và cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Triệu chứng điển hình và cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến và nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có cơ hội được chữa khỏi.
Giai đoạn đầu ung thư thực quản và khả năng điều trị hiệu quả

Giai đoạn đầu ung thư thực quản và khả năng điều trị hiệu quả

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính nguy hiểm, thường tiến triển âm thầm và khó phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, khả năng điều trị thành công và kéo dài sự sống sẽ cao hơn đáng kể.
GIST dạ dày và những yếu tố nguy cơ cần lưu ý

GIST dạ dày và những yếu tố nguy cơ cần lưu ý

GIST dạ dày là khối u mô đệm hiếm gặp trong đường tiêu hóa, tiến triển chậm và ít biểu hiện rõ ràng nên thường khó phát hiện sớm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đăng ký trực tuyến