Viêm phế quản cấp là gì và các dấu hiệu nhận biết sớm

Thứ sáu, 13/12/2024 | 15:16

Viêm phế quản cấp là một loại nhiễm trùng đường hô hấp rất thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về bệnh cũng như có thể phát hiện các triệu chứng khi cơ thể mắc phải.

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
Viêm phế quản cấp là một loại nhiễm trùng đường hô hấp rất thường gặp

Dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về các dấu hiệu của viêm phế quản cấp và cách chữa trị hiệu quả.

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp xảy ra khi các ống dẫn khí trong phế quản và các nhánh của chúng bị viêm và sưng. Điều này làm hẹp đường dẫn khí vào phổi, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu và các vấn đề sức khỏe cho người bệnh. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn và virus.

Khi mắc viêm phế quản cấp, cơ thể sẽ có một số biểu hiện như:

  • Ho: Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Khó thở và đau tức ngực: Đặc biệt là do ho nhiều.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Thở rít: Đây là dấu hiệu hay gặp ở những trường hợp bệnh nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp bao gồm:

  • Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý hô hấp.
  • Hít phải khói thuốc lá: Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh lý khác. Ngay cả những người bị hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Độ tuổi: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.
  • Người có cơ địa dị ứng hoặc hen suyễn: Đây cũng là nhóm người dễ bị viêm phế quản cấp do dễ bị kích thích và tổn thương khi gặp tác nhân gây bệnh.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Bác sĩ sẽ thăm khám, khai thác tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nghe tim phổi, kiểm tra tai mũi họng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: Để đánh giá tình trạng viêm và các rối loạn điện giải nếu có.
  • Đo độ bão hòa oxy: Để đánh giá tình trạng khó thở của bệnh nhân.
  • Đo chức năng hô hấp: Giúp phân biệt với các bệnh khác có triệu chứng ho.
  • Chụp X-quang ngực: Được chỉ định nếu có nghi ngờ viêm phổi hoặc triệu chứng nghiêm trọng.

Thông thường, ho do viêm phế quản cấp sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần. Nếu ho kéo dài hơn 8 tuần, người bệnh cần đi khám để thực hiện chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe.

Xem thêm: Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

IMG_9281
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Điều trị viêm phế quản cấp

Đối với viêm phế quản cấp, hầu hết bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Thuốc điều trị triệu chứng:

  • Acetaminophen và bù dịch là các loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng.
  • Các thuốc khác như thuốc giảm ho, thuốc loãng đờm và thuốc giãn phế quản cũng có thể được kê đơn

Thuốc kháng sinh: Thường không cần thiết trong viêm phế quản cấp, chỉ được kê đơn khi có bằng chứng về nhiễm khuẩn. Cần dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ và hạn chế kháng thuốc.

Phương pháp hỗ trợ khác: Ngoài thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên như chanh đào ngâm mật ong, nước muối sinh lý, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất và uống đủ nước để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết, viêm phế quản cấp là bệnh phổ biến nhưng không nên chủ quan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến