Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Thứ tư, 11/12/2024 | 16:11

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý này.

Khái niệm về bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương, hình thành vết loét trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bao gồm vi khuẩn Helicobacter pylori, việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và nhiều yếu tố khác.

Triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Đau vùng thượng vị: Đau vùng trên rốn là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân viêm loét dạ dày. Cơn đau có thể lan ra lưng hoặc ngực, xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn. Đặc biệt, đau cũng có thể xảy ra sau khi ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, hoặc uống bia, rượu. Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt.

Đầy hơi, chướng bụng: Khi dạ dày bị tổn thương, khả năng tiêu hóa bị suy giảm, khiến thức ăn tiêu hóa chậm, dẫn đến cảm giác đầy bụng dù chỉ ăn một lượng thức ăn ít.

Ợ chua, ợ nóng: Ợ nóng và ợ chua là những triệu chứng thường gặp do trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát từ dạ dày lan lên ngực và cổ họng, miệng có vị chua hoặc đắng và cảm giác khó chịu ở cổ họng, đặc biệt sau khi ăn no hoặc nằm ngay sau bữa ăn.

Buồn nôn và nôn:Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến khi dạ dày bị viêm loét, đặc biệt là sau khi ăn hoặc khi nhịn đói lâu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể nôn ra dịch vàng, dịch chua hoặc thậm chí là máu. Nôn kéo dài có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

Chán ăn và giảm cân: Cảm giác đau dạ dày làm giảm sự thèm ăn, khiến bệnh nhân thường xuyên tránh ăn để tránh cơn đau. Bên cạnh đó, triệu chứng đầy bụng, buồn nôn cũng khiến bệnh nhân e ngại khi ăn. Lâu dài, các triệu chứng này có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và giảm cân nhanh chóng.

Đi ngoài có lẫn máu hoặc phân có màu đen: Tổn thương sâu ở dạ dày có thể làm vỡ mạch máu, gây xuất huyết tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng phân có màu đen hoặc nôn ra máu. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng cần được thăm khám ngay lập tức.

Cảm giác mệt mỏi, khó chịu: Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Các triệu chứng kéo dài còn khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, giảm chất lượng cuộc sống và công việc.

Xem thêm: Mối nguy hiểm và phương pháp điều trị bệnh thuyên tắc động mạch phổi

imgpsh_fullsize_anim-3-14
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày

Bác sĩ sẽ tiến hành khám và hỏi về các triệu chứng lâm sàng, lối sống và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Các câu hỏi thường xoay quanh thời điểm cơn đau xuất hiện, cảm giác buồn nôn, tình trạng ợ nóng, ợ chua, cũng như việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp chính để phát hiện chính xác các vết loét, tổn thương hoặc tình trạng chảy máu trong dạ dày. Trước khi nội soi, bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 đến 8 giờ. Nội soi có thể được thực hiện với hoặc không gây mê, tùy vào lựa chọn của bệnh nhân. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc tế bào ung thư.
  • Test hơi thở C13: Phương pháp này giúp phát hiện vi khuẩn H. pylori, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày. Người bệnh sẽ uống dung dịch chứa ure đánh dấu, sau đó thở vào túi thu thập khí. Nếu có sự hiện diện của vi khuẩn, ure sẽ bị phân giải thành khí carbon dioxide, dễ dàng phát hiện qua test này.

Ngoài ra, trong trường hợp nghi ngờ biến chứng như dạ dày hoặc khối u lớn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết viêm loét dạ dày cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như hẹp môn vị hay xuất huyết tiêu hóa. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào đã nêu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cách xử lý an toàn khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân

Cách xử lý an toàn khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, cha mẹ thường lo lắng và lúng túng trong cách xử lý. Việc hiểu đúng nguyên nhân và cách chăm sóc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách an toàn, hiệu quả.
Hướng dẫn xử lý an toàn khi trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều

Hướng dẫn xử lý an toàn khi trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều

Lạm dụng, dùng sai liều thuốc hạ sốt hoặc kết hợp nhiều thuốc chứa cùng hoạt chất như Paracetamol có thể dẫn đến quá liều nguy hiểm. Vậy cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ?
Nhận biết sớm triệu chứng rối loạn lo âu để điều trị hiệu quả

Nhận biết sớm triệu chứng rối loạn lo âu để điều trị hiệu quả

Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm thần phổ biến. bệnh biểu hiện qua lo lắng kéo dài, tim đập nhanh, khó thở và cảm giác bất an. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân sẽ giúp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Nhận biết sớm suy tim tâm trương và các dấu hiệu đi kèm

Nhận biết sớm suy tim tâm trương và các dấu hiệu đi kèm

Suy tim tâm trương là tình trạng tim không thư giãn tốt, gây khó thở, mệt mỏi, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc mắc bệnh nền. Cần phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Đăng ký trực tuyến