Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên thực hiện vào tuần thai nào?

Thứ tư, 08/01/2025 | 09:43

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng. Vậy, xét nghiệm nên thực hiện vào tuần thai nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên thực hiện vào tuần thai nào
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của bà bầu tăng cao bất thường

Hãy cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của bà bầu tăng cao bất thường. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Mặc dù trước đó không mắc tiểu đường, nhưng trong thai kỳ, các hormone do nhau thai tiết ra có thể làm thay đổi hoạt động của insulin, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ có thể được phát hiện qua xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ, và sẽ tự biến mất trong vòng 6 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, như tăng huyết áp, sinh non, thai to, suy hô hấp, và tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này. Vì vậy, việc xét nghiệm sớm rất quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng.

Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phương pháp Glucose và HbA1c:

Được thực hiện từ tuần thai dưới 15 tuần.

  • Nếu kết quả bình thường, thai phụ sẽ tiếp tục xét nghiệm lại vào tuần thai từ 24 – 28 tuần.
  • Nếu kết quả bất thường (Glucose >6.1 mmol/l hoặc HbA1c >5.9%), bác sĩ có thể yêu cầu điều trị sớm.

Xét nghiệm 1 bước (1-Step Screening):

  • Thai phụ nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Đo đường huyết lúc đói, sau đó uống dung dịch glucose và lấy máu để đo mức đường huyết sau 1 và 2 giờ.

Các giá trị đường huyết bình thường trong xét nghiệm 1 bước:

  • Đường huyết lúc đói: dưới 5.1 mmol/L (<90 mg/dL)
  • Đường huyết sau 1 giờ: dưới 10 mmol/L (<180 mg/dL)
  • Đường huyết sau 2 giờ: dưới 8.5 mmol/L (<153 mg/dL)

Xét nghiệm 2 bước (2-Step Screening):

Đây là phương pháp được sử dụng cho phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

  • Bước 1: Không cần nhịn ăn, uống dung dịch glucose 50g và lấy mẫu máu sau 1 giờ.
  • Bước 2: Thai phụ nhịn ăn 8 giờ, uống dung dịch glucose 100g và lấy mẫu máu lúc đói, sau 1, 2 và 3 giờ.

Kết quả xét nghiệm 2 bước:

  • Đường huyết < 130 mg/dL sau bước 1 là bình thường.
  • Đường huyết > 130 mg/dL sau bước 1 sẽ yêu cầu thực hiện bước 2.
  • Các chỉ số của bước 2: Đường huyết lúc đói: <93 mg/dL; Đường huyết sau 1 giờ: <180 mg/dL; Đường huyết sau 2 giờ: <153 mg/dL; Đường huyết sau 3 giờ: <140 mg/dL

Xem thêm: Vai trò và quy trình thực hiện xét nghiệm nước tiểu

IMG_8312
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ, việc xét nghiệm sớm là rất quan trọng.

  • Với phụ nữ mang thai khỏe mạnh: Thời gian tốt nhất để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ.
  • Với phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có nguy cơ cao: Nên thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước tuần 15 để có thể quản lý và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.

Đặc biệt, phụ nữ sau sinh cũng cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra tình trạng tiểu đường sau khi sinh, giúp xác định rõ tình trạng bệnh và có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa chia sẻ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Việc thực hiện xét nghiệm vào tuần 24-28 là thời điểm lý tưởng đối với những phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, xét nghiệm càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước tuần thứ 15 của thai kỳ. Đừng quên theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Tổng quan về nguyên nhân và triệu chứng rối loạn gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan suy giảm hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bảo vệ gan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Cảnh báo dấu hiệu nhiễm HPV ở nữ giới và cách chẩn đoán chính xác

Virus HPV là tác nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán đúng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Nhận diện các bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gặp vấn đề mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)

Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm bệnh huyết học mạn tính, khi tủy xương tạo ra các tế bào máu không đầy đủ hoặc bất thường, dẫn đến thiếu máu, dễ nhiễm trùng, chảy máu và có nguy cơ tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML)
Đăng ký trực tuyến