Tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa giải thích, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, về tri thức về y, dược học cổ truyền…
Tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa giải thích, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, về tri thức về y, dược học cổ truyền…
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Tại Điều 4 của Luật, về giải thích từ ngữ có nêu rõ, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Suốt nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát huy y học cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm “60 năm y, dược cổ truyền VN đổi mới và phát triển”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử y học cổ truyền VN đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, phương pháp quý báu trong phòng bệnh, chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc, được lưu truyền, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày càng được bổ sung để hoàn thiện hơn, khoa học hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế là bảo tồn, phát huy có hiệu quả di sản này trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, bằng cơ sở khoa học, các y bác sỹ cần nghiên cứu để lý giải các giá trị của các bài thuốc y học cổ truyền của cha ông; góp phần khẳng định giá trị của thuốc y học cổ truyền đối với sức khỏe con người. Có như vậy, người dân mới tin dùng, ngày càng có thêm nhiều người trồng cây thuốc nam, làm nguyên liệu phát triển nền y học cổ truyền nước nhà. Bên cạnh đó, ngành Y tế phải chú trọng nghiên cứu để kết hợp điều trị giữa đông y và tây y; cần chú trọng công tác đào tạo để các bác sỹ tây y cũng am hiểu và có thể kê đơn sử dụng các biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền và dùng thuốc nam để phối hợp điều trị.
Châm cứu và bấm huyệt là liệu pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền đã được Y học hiện đại kế thừa phát huy lên một tầm cao mới. Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền theo phương pháp Đông Tây Y kết hợp.
Y sĩ Y học cổ truyền tốt nghiệp ra trường có thể làm được những gì?
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ YHCT tốt nghiệp ra trường không chỉ sâu về Y lý – Y thuật cổ truyền Đông Y mà còn có kiến thức cơ bản về Y học hiện đại để khám và chữa bệnh, chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền. Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn là trường đi đầu trong việc đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền gồm:
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học Y sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Số 215 Nơ Trang Long - Phường 12 Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến ngay tại link này: https://truongcaodangduocsaigon.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html
Điện thoại tư vấn 07.6981.6981 - 09.6881.6981