Y sĩ hướng dẩn cách chăm sóc sức khỏe trẻ em giai đoạn ban đầu

Thứ tư, 13/03/2024 | 16:41

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần,giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

can suc khoe tre em-1400x875 (1)

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bé giúp bé được khỏe mạnh, duy trì tăng trưởng ổn định và có đề kháng vững vàng để vượt qua bệnh tật. Sau đây chuyên gia y tế đang công tác Cao Đẳng Y Đa Khoa tại Sài Gòn đưa ra một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con toàn diện, mà các bậc phụ huynh nên tham khảo như sau:

Thực hiện tiêm phòng vacxin đầy đủ cho con

Tiêm chủng là phương pháp tạo ra kháng thể chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe của bé bằng cách ngăn ngừa bệnh lý truyền nhiễm. Tùy vào độ tuổi phát triển, trẻ em được chỉ định tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết, điển hình như:

Vắc xin phòng thủy đậu, bệnh sởi, quai bị hoặc rubella, đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu, đối với trẻ em từ 6 tuần - 5 tuổi.

Vắc xin phòng tiêu chảy do nhiễm Rotatus, đối với trẻ em từ 6 - 24 tuần tuổi (dùng loại Rotarix), 6 tuần - 6 tháng tuổi (dùng loại Rotavin), 7.5 - 32 tuần tuổi (dùng loại Rotateq).

Vắc xin phòng cúm, đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi.

Vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt, đối với trẻ em 6 tuổi.

Vắc xin phòng thương hàn, đối với trẻ từ 2 tuổi.

Cho trẻ vận động thường xuyên

Khuyến khích trẻ em luyện tập thể thao, tham gia hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc nhảy dây. Nếu ở nhà, hãy cho bé phụ mẹ bằng cách dọn dẹp, lau dọn nhà cửa và chuẩn bị bữa ăn. Đôi khi, đây là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản, phù hợp với bé.

Tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, đánh răng hai lần một ngày, rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn, hoặc sau khi tham gia hoạt động vui chơi.

Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch

Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, kháng thể IgG được sữa mẹ cung cấp đã giảm đi rất nhiều. Lúc này, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện nên không thể sản xuất kháng thể tự nhiên, dẫn đến trẻ có đề kháng yếu ớt, dễ bị nhiễm bệnh khi giao mùa. Để chăm sóc sức khỏe cho bé và tăng cường miễn dịch tối ưu, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ:

Có chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Xây dựng bữa ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất tốt cho đề kháng bao gồm chất béo (cá hồi, quả bơ, dầu oliu); chất đạm (ức gà, yến mạch, bông cải xanh); tinh bột (khoai lang, yến mạch, các loại đậu); vitamin C (kiwi, đu đủ, súp lơ trắng); vitamin E (rau chân vịt, hạnh nhân, hạt hướng dương); vitamin A (xoài, cà rốt, ớt chuông); kẽm (lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, hải sản); sắt (các loại ngũ cốc, hạt mè, rau bó xôi); lysine (thịt bò, thịt gà, trứng); hoặc selen (nấm, phô mai, quả hạch).

Song song đó là bổ sung cho bé thực phẩm probiotics chứa vi khuẩn sống có lợi (sữa chua), prebiotics chứa chất xơ và oligosaccharide (chuối, hành tây) để phát triển lợi khuẩn đường ruột, nâng cao miễn dịch, giúp trẻ hạn chế ốm vặt hay gặp phải vấn đề tiêu hóa.

xem thêm: Bác sĩ tiết lộ lợi ích tuyệt vời của tập thể dục thường xuyên

Cho bé bằng cách ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ được lớn khôn khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Một giấc ngủ ngon và ổn định hỗ trợ tăng cường đề kháng, cải thiện tư duy, cũng như phát triển chiều cao lý tưởng cho bé. Đó là chưa kể khi ngủ đủ giấc, trẻ ít có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc hoặc mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, để nâng cao sức khỏe của con, bố mẹ nên chăm sóc từ giấc ngủ.

Để tạo điều kiện cho giấc ngủ tốt hơn, bố mẹ nên lựa chọn vị trí an toàn, thoáng mát, ít ánh sáng và tiếng ồn. Cần lưu ý không thúc ép hay đánh thức đột ngột bởi điều này khiến bé trở nên mệt mỏi, cáu gắt. Ngoài ra, không được cho con ngủ trưa quá lâu, nếu không có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.

cao-dang-y-si-da-khoa-105129

Lưu ý một số vấn đề

Thông Thường các bậc cha mẹ trở nên lo lắng khi chứng kiến con yêu bị ốm vặt thường xuyên. Bác sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói rõ trong thực tế, điều này hết sức bình thường do hệ miễn dịch phải thích nghi với tác nhân có hại, nhằm nâng cao đề kháng tối ưu. Quan trọng là bố mẹ cần theo dõi triệu chứng để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đồng thời nên tham gia bảo hiểm y tế cho con cái.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến