Atenolol là thuốc ức chế thụ thể beta – adrenergic. Cơ chế tác động chủ yếu là thuốc tác động lên thụ thể beta – 1. Atenolol có tác dụng hạ huyết áp nhưng không có tác dụng ổn định màng.
Atenolol là thuốc ức chế thụ thể beta – adrenergic. Cơ chế tác động chủ yếu là thuốc tác động lên thụ thể beta – 1. Atenolol có tác dụng hạ huyết áp nhưng không có tác dụng ổn định màng.
Hoạt chất trong Atenolol TV.PHARM: Ambroxol
Thuốc chứa thành phần tương tự: Atenolol STADA, Tenocar…
Atenolol TV.PHARM là thuốc gì?
Các thông tin về thuốc Atenolol của TV Pharm:
Danh mục thuốc: Thuốc chẹn thụ thể beta.
Thành phần hoạt chất chính: Atenololum.
Dạng bào chế thuốc: Viên nén. Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công Ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm Việt Nam.
Thuốc cần kê toa: Có. Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ
Số đăng ký: VD-21391-14.
Atenolol là thuốc chẹn thụ thể beta
Atenolol là thuốc chẹn thụ thể beta
Thành phần của Atenolol TV.PHARM
Mỗi viên nén Atenolol chứa:
Atenololum 50 mg.
Tá dược vừa đủ.
Công dụng của thành phần
Atenolol là thuốc ức chế thụ thể beta – adrenergic. Cơ chế tác động chủ yếu là thuốc tác động lên thụ thể beta – 1. Atenolol có tác dụng hạ huyết áp nhưng không có tác dụng ổn định màng.
Tác dụng của Atenolol TV.PHARM
Atenolol có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý và tình trạng sau:
Ðiều trị tăng huyết áp.
Điều trị đau thắt ngực.
Điều trị rối loạn nhịp nhanh trên thất.
Trị nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu).
Thuốc dự phòng sau nhồi máu cơ tim.
Cách dùng Atenolol
Atenolol được dùng đường uống. Uống thuốc trực tiếp với nước lọc sau ăn.
Dược Sĩ Lê Nam giảng viên Cao Đẳng Dược chia sẽ liều dùng cho từng đối tượng
Tăng huyết áp
Liều khởi đầu điều trị cho người tăng huyết áp: 25 – 50 mg/lần/ngày. Nếu chưa đáp ứng tối ưu trong vòng 1 – 2 tuần, có thể tăng liều đến 100 mg/ngày. Hoặc bác sĩ có thể sẽ kết hợp với các thuốc khác (ví dụ thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên) để điều trị.
Đau thắt ngực
Liều thường dùng điều trị đau thắt ngực là 50 – 100 mg/ngày.
Loạn nhịp nhanh trên thất
Liều thường dùng điều trị rối loạn nhịp nhanh trên thất là 50 – 100 mg/ngày.
Người có độ thanh thải creatinine (CrCl) khoảng 15 – 35 ml/phút: dùng liều tối đa 50 mg/ngày.
Người có độ thanh thải creatinine CrCl < 15 ml/phút: dùng liều tối đa 50 mg/ngày, 2 ngày/lần.
Liều dùng cho các đối tượng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Để biết liều dùng chính xác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Atenolol TV.PHARM giá bao nhiêu?
Giá bán Atenolol có thể khác nhau ở một số nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện. Giá thuốc có thể dao động từ 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp 6 vỉ x 10 viên.
Tác dụng phụ của Atenolol TV.PHARM
Khi sử dụng Atenolol, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn (ADR).
ADR thường gặp, tần suất > 1/100
Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh hoặc yếu các đầu chi. Tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói
Tim đập chậm, có thể < 50 lần/phút lúc nghỉ ngơi.
ADR hiếm gặp, tần suất từ 1/1000 – 1/100
Chóng mặt, đau đầu.
Công thức máu có hiện tượng giảm tiểu cầu
Hạ huyết áp tư thế.
Phát ban ở da.
Rối loạn thị giác, mắt khô.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bác sĩ Phan Anh giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng cho biết các tương tác thuốc
Không dùng chung Atenolol với Verapamil vì có thể gây hạ huyết áp quá mức, chậm nhịp tim, block tim và tăng áp lực tâm thất thì cuối tâm trương.
Dùng chung Atenolol với Diltiazem có thể gây chậm nhịp tim. Tương tác này dễ xảy ra ở những người bị suy tâm thất hoặc có tiền sử dẫn truyền không bình thường.
Kết hợp Atenolol với Nifedipine có thể làm tăng tình trạng suy tim, hạ huyết áp quá mức hoặc làm hội chứng đau thắt ngực xấu đi.
Atenolol kết hợp với các thuốc làm giảm catecholamine có thể xảy ra hạ huyết áp và/hoặc làm chậm nhịp tim. Vì vậy có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.
Kết hợp Atenolol với Prazosin có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.
Atenolol dùng chung với Clonidine, nếu phải ngưng thuốc thì nên ngưng sử dụng Atenolol vài ngày trước. Sau đó ngưng từ từ Clonidine. Nếu thay Clonidine bằng Atenolol, sau khi ngưng Clonidine vài ngày mới được sử dụng Atenolol. Có thể xảy ra tác động hiệp đồng trên cơ tim trong trường hợp kết hợp Atenolol với Quinidine và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1.
Kết hợp Ergotamine với Atenolol có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim.
Atenolol kết hợp với các thuốc gây mê đường hô hấp chẳng hạn như Chloroform có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.
Khu dùng chung với insulin và các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, Atenolol có thể che lấp triệu chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết.
Atenolol có thể xảy ra tương tác với nhiều loại thuốc
Atenolol có thể xảy ra tương tác với nhiều loại thuốc
Đối tượng chống chỉ định dùng Atenolol TV.PHARM
Atenolol bị chống chỉ định cho các đối tượng:
Người quá mẫn hoặc có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bị sốc tim, suy tim mất bù trừ, block nhĩ – thất độ II, độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng.
Người đang sử dụng thuốc Verapamil.
Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Atenolol TV.PHARM
Thời kỳ mang thai
Thuốc chẹn thụ thể beta có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Vì vậy, chỉ sử dụng Atenolol cho bệnh nhân trong 3 tháng cuối thai kỳ trong trường hợp thật sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Không nên dùng Atenolol ở phụ nữ đang cho con bú. Vì thuốc bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây chậm nhịp tim ở trẻ em bú mẹ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Atenolol
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Atenolol
Đối tượng thận trọng khi dùng Atenolol TV.PHARM
Thận trọng khi dùng Atenolol cho bệnh nhân bị suy thận nặng.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khácThận trọng khi dùng thuốc Atenolol cho người lái xe và vận hành máy móc.
Xử lý khi quá liều Atenolol TV.PHARM
Điều trị quá liều Atenolol: Phải loại bỏ thuốc chưa được hấp thu bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt. Có thể loại bỏ Atenolol khỏi tuần hoàn chung bằng cách thẩm tách máu. Việc điều trị quá liều cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa:
Chậm nhịp tim: Tiêm Atropine đường tĩnh mạch.
Block tim (độ II hoặc độ III): Isoproterenol hoặc máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.
Suy tim: Dùng digitalis và thuốc lợi tiểu.
Hạ huyết áp: Dùng Dopamine hoặc Adrenaline và liên tục theo dõi huyết áp.
Co thắt phế quản: Sử dụng thuốc kích thích thụ thể beta – 2 như Isoproterenol hoặc Terbutaline.
Hạ đường huyết: Truyền glucose đường tĩnh mạch.
Tùy theo mức độ nặng của triệu chứng, có thể cần các chăm sóc hỗ trợ tích cực và các phương tiện hỗ trợ tim, hô hấp.
Trường hợp quên liều Atenolol TV.PHARM
Nếu quên một liều, bạn có thể dùng Atenolol ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu quá gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và chỉ dùng 1 liều tiếp theo theo lịch. Không dùng liều gấp đôi để tránh quá liều Atenolol.
Lưu ý gì khi sử dụng
Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng đường dùng theo đúng toa và sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Đọc thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thật kỹ càng trước khi dùng thuốc.
Để thuốc xa tầm tay của trẻ.
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách bảo quản
Nên bảo quản thuốc Atenolol ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ <30°C và tránh ánh nắng trực tiếp.
Hi vọng với bài viết chia sẽ trên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích.