Bác sĩ chia sẻ về các bệnh liên quan gây huyết áp thấp

Thứ năm, 25/01/2024 | 11:14

Huyết áp thấp có thể xuất phát từ nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh lý liên quan đến tim mạch rối loạn nội tiết, và cả quá trình mang thai.

12412421

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp được định nghĩa khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg. Tuy nhiên, đây chỉ là định nghĩa tương đối, vì huyết áp thấp thực tế là tình trạng khi áp lực máu giảm xuống dưới mức bình thường đối với mỗi người.

Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM các triệu chứng của huyết áp thấp có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt, giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, buồn nôn, mạch nhanh, và sắc da nhợt nhạt. Nếu không được điều trị, huyết áp thấp kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như thiểu năng tuần hoàn não và trầm cảm.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp là sự kết hợp giữa cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Bất kỳ thay đổi nào đối với cung lượng tim hoặc sức cản ngoại vi cũng có thể dẫn đến biến động về huyết áp.

Bệnh lý về tim mạch:

  • Suy tim: Trong suy tim, khả năng co bóp của cơ tim giảm, làm giảm lực co bóp và thể tích nhất bóp. Khi lượng máu được đẩy đi giảm, áp lực trong mạch máu cũng giảm, dẫn đến huyết áp thấp.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim làm giảm hoạt động co bóp của cơ tim.

Bệnh lý nội tiết:

  • Cường giáp: Tăng sản xuất hormon giáp trạng có thể dẫn đến nhịp tim nhanh và suy tim, từ đó giảm huyết áp.
  • Nhược giáp: Giảm sản xuất hormon giáp trạng có thể làm giảm lượng máu qua tim và giảm nhịp tim, làm giảm áp lực trong mạch.
  • Bệnh lý tuyến thượng thận: Các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận cũng có thể gây huyết áp thấp.

Xem thêm: Học cao đẳng điều dưỡng ở đâu để có thể sang CHLB Đức làm việc?

Các bệnh lý khác:

  • Nhiễm trùng huyết thể: Gây sốc nhiễm khuẩn và huyết áp tụt nguy hiểm.
  • Mất máu quá nhiều: Do chấn thương hoặc chảy máu nội mô.
  • Mất nước: Do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, làm giảm áp lực và lượng máu tuần hoàn.
  • Mang thai: Trong thai kỳ, áp lực máu giảm và có thể dẫn đến huyết áp thấp.
  • Phản ứng dị ứng nặng: Gây hạ huyết áp và có thể đe dọa tính mạng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi niệu, chẹn beta, chống trầm cảm có thể gây huyết áp thấp.

Theo chuyên gia ngành Điều dưỡng, huyết áp thấp là tình trạng không kém nguy hiểm so với huyết áp cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Việc liên hệ với bác sĩ để tư vấn và thăm khám là quan trọng để phòng ngừa rủi ro và tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến