Bác sĩ đông y hướng dẩn một số công dụng chữa bệnh từ cây đậu rồng

Thứ năm, 04/04/2024 | 08:59

Đậu rồng chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thường được khuyến khích thêm vào thực đơn hàng ngày.

u-rồng (1)

Đậu rồng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn. Thực phẩm này cung cấp nhiều protein, canxi, sắt, năng lượng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Để biết được đậu rồng có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào, xin mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và sự phân bố

Theo Dược sĩ Đỗ Ngọc Ngạn giảng viên Cao Đẳng Dược TPHCM cho biết Ở Việt Nam, đậu rồng phổ biến nhất ở các tỉnh phía Nam, trong khi ở miền Bắc không được trồng rộng rãi, chỉ một số tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội, và Hải Hưng có một số cây trồng. Cây đậu rồng thường được phân loại thành ba loại tương ứng với màu hoa là trắng, tím nhạt và vàng.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng, từ lá tới hoa và quả. Chủ yếu là Quả của cây

Thành phần dinh dưỡng, hóa học của Đậu rồng

Trong 100g đậu rồng, thành phần dinh dưỡng và hóa học bao gồm:

Carbohydrate: 41,7gam, Chất xơ: 25,9g, Protein: 29,65 g

Canxi: 0,44g,Sắt: 13,44 miligam,Magie: 0.179g, Mangan: 3.721 miligam

Phốt pho: 0.451g, Kali: 0.977g,Natri: 38 miligam,Kẽm: 4.48 miligam

Các Vitamin: B1: 1,03 miligam,Niacin: 3.09 miligam, Folate: 45 microgam

Hoa và quả Đậu rồng

Quả Đậu rồng có những tác dụng gì?

Đậu rồng là nguồn dưỡng chất phong phú, được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và chữa bệnh.Việc tiêu thụ đậu rồng có thể giúp chữa trị suy nhược, củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa và xương khớp, đồng thời chống lại quá trình lão hóa của da, phòng ngừa ung thư và chứng thiếu máu.

Bên cạnh đó, Quả đậu rồng, với vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao, có thể biến thành nhiều món ngon khác nhau.,Tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng, từ lá tới hoa và quả.

Quả có thể chế biến thành nhiều món ngon mặn và chay mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Hạt đem rang muối cũng là một loại đồ ăn vặt phổ biến, trong khi dầu từ hạt đậu rồng có thể thay thế cho mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày.

Tác dụng chữa bệnh

 Đậu rồng hỗ trợ giảm cân

Đậu rồng giúp giảm cân bởi hàm lượng calo thấp và chứa chất xơ giúp giảm cảm giác đói. Quả đậu rồng non chỉ có khoảng 409 calo cho mỗi 100 gram, phù hợp cho việc giảm cân.

Ngăn ngừa các vấn đề về mắt và cải thiện thị lực

Quả đậu rồng chứa nhiều vitamin B1, có lợi cho sức khỏe mắt. Việc tiêu thụ đậu rồng đều đặn có thể ngăn ngừa các vấn đề như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, đồng thời cải thiện thị lực.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Đậu rồng cung cấp folate dồi dào, một loại axit amin quan trọng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, chất sắt trong đậu rồng giúp giảm nguy cơ thiếu máu và tình trạng nhẹ cân ở bé. Việc ăn đậu rồng đúng mức cũng có lợi cho sức khỏe thai phụ, giúp quá trình sinh nở suôn sẻ và giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ở trẻ sơ sinh.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Trong quả đậu rồng, vitamin D và canxi là hai chất dinh dưỡng quan trọng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường. Chúng ảnh hưởng đến tuyến tụy và quá trình tiết insulin. Kết hợp giữa vitamin D và canxi giúp tối ưu hóa quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, điều chỉnh tiết insulin và kiểm soát lượng đường huyết. Đậu rồng cũng giúp cân bằng đường huyết, là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường

Giúp cải thiện sức đề kháng

Quả đậu rồng chứa nhiều vitamin C và A, hai vitamin quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chất kẽm cũng giúp tăng cường hàng rào đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ bị ốm và cảm mạo. Đậu rồng cung cấp vitamin C và A giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, giữ cho sức khỏe luôn ổn định.

Quả đậu rồng đem lại nhiệu lợi ích cho sức khỏe người dùng

Giúp phụ nữ sau sinh để tăng cường protein trong sữa mẹ

Quả đậu rồng chứa lượng protein phong phú, là một nguồn cung cấp quan trọng cho phụ nữ sau sinh để tăng cường protein trong sữa mẹ. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh do thiếu hụt protein.

Kiểm soát bệnh hen suyễn:

Thành phần magie cao trong quả đậu rồng giúp kiểm soát hơi thở và làm dịu triệu chứng của bệnh hen suyễn. Magie giúp thư giãn cơ phế quản và điều hòa hơi thở, cải thiện chất lượng hô hấp và giảm triệu chứng của hen suyễn mãn tính.

 Hỗ trợ cho bệnh viêm khớp:

Quả đậu rồng chứa nhiều mangan, có tác dụng chống oxy hóa và giảm viêm sưng. Đồng thời, nó kích thích sản xuất enzyme SOD, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.

Ngăn ngừa lão hóa:

Vitamin A và vitamin C trong quả đậu rồng giúp chống lại quá trình lão hóa của da bằng cách bảo vệ da khỏi các gốc tự do và tăng cường sản xuất collagen, giúp da trở nên đàn hồi và trẻ trung. Các khoáng chất khác cũng giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và cơ quan nội tạng.

Một số lưu ý khi sử dụng

Theo chuyên gia Y Học Cổ Truyền, Bên cạnh những lợi ích tích cực mang lại cho sức khỏe, đậu rồng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn thực phẩm này:

Đậu rồng chứa purin, không thích hợp cho người bị gout và có thể gây đầy bụng nên cần chế biến kỹ trước khi ăn. Phụ nữ đau nhức nửa đầu cũng nên hạn chế ăn đậu rồng.

skype_picture_2024_03_05t09_20_32_750z-162656 (3)

Ngoài ra Dược sĩ Cao Đẳng Dược cũng lưu ý bạn Khi ăn Đậu rồng như sau:

Ăn ngay sau khi mua về, không bảo quản quá lâu.

Chọn quả đậu rồng to, màu xanh nhạt, không có đốm nâu.

Người bị gout, dị ứng với đậu, thiếu men G6PD, sỏi đường tiết niệu không nên ăn.

Nên uống đủ nước khi ăn Đậu rồng.

Đậu rồng cũng có thể gây phản ứng phụ:

Người bị đầy hơi nên hạn chế.

Người dị ứng với đậu cũng tránh.

Người có tiền sử sỏi thận không nên ăn do oxalate có thể gây sỏi.

Bài viết trên đây vừa giúp bạn biết được đậu rồng có tác dụng gì và nên sử dụng như thế nào cho đúng cách để tận dụng được tối đa những lợi ích mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe. Trường hợp có ý định sử dụng hạt đậu rồng để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo không ảnh hưởng đến thuốc điều trị kê đơn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến