Bác sĩ hướng dẩn các phương pháp giảm đau xương khớp mùa lạnh

Thứ hai, 25/03/2024 | 09:31

Đau khớp khi trời lạnh là hiện tượng khớp bị đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động, chủ yếu vào buổi sáng hoặc đêm, khi vận động khớp có tiếng kêu lục cục. Cơn đau nhức có chiều hướng tăng lên vào những khi trời trở lạnh

dau-nhuc-xuong-khop-toan-than (1)

Tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh không chỉ gặp ở người già, mà ngay cả người trung niên và người trẻ tuổi đều có thể mắc phải. Thậm chí, không ít trường hợp đau nhức xương khớp khiến việc vận động gặp khó khăn, sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Bài viết là thông tin do đội ngủ y khoa Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chía sẽ để bạn có những phương pháp để giảm đau xương khơp khi trời trở lạnh.

Hiểu rõ đau khớp khi trời lạnh là như thế nào

Hiện tượng đau khớp khi trời lạnh là hiện tượng khớp bị đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động, chủ yếu vào buổi sáng hoặc đêm, khi vận động khớp có tiếng kêu lục cục. Cơn đau nhức có chiều hướng tăng lên vào những khi trời trở lạnh

Khớp gối: đau nhức, sưng tấy, sờ vào có cảm giác khớp nóng ấm, đầu gối khó co duỗi, khi vận động đôi lúc khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục.

Khớp háng: khi thực hiện cử động liên quan đến khớp háng sẽ có cảm giác đau nhói, nhức ở vùng khớp háng.

Khớp cổ bàn chân: lòng bàn chân có cảm giác đau, ngứa, tê, đi lại khó.

Khớp khuỷu tay.

Phương pháp giảm đau xương khớp mùa lạnh

Dưới đây là các phương pháp giảm đau xương khớp mùa lạnh do BSCK Lê  Anh phó khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa cung cấp bạn có thể tham khảo:

Vận động

Trời trở lạnh dễ khiến ta “lười” hơn và ngại tập luyện. Đặc biệt với những người bị đau xương khớp lại càng sợ vận động khi trời rét. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng hơn. Do đó, dù thời tiết lạnh thì vẫn cần vận động. Tuy nhiên, nên vận động một cách khoa học và nên áp dụng các bài tập theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa khớp.

Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh nên tập co duỗi các khớp ngón tay, chân. Động tác co duỗi sẽ giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp.

Các bài tập thể dục buổi sáng vẫn nên duy trì hàng ngày. Nên tập thể dục 15-30 phút mỗi ngày để duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng và giúp xương khớp linh hoạt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy, yoga… Trong ngày bạn cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, tránh để các khớp bất động quá lâu.

Giữ ấm đúng cách

Cần mặc đủ ấm, đặc biệt là ở các vùng xương khớp hay bị đau nhức. Đặc biệt cần giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng.

Mùa lạnh cần tắm, rửa bằng nước ấm. Phòng tắm nên kín gió, tránh gió lùa

Bạn có thể ngâm chân, tay trong nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng. Điều này vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu bênh trong.

Tuy nhiên, tránh để tay chân bị ẩm ướt. Cần nhanh chóng lau khô người sau khi tiếp xúc với nước.

Dùng thuốc hợp lý

Các thuốc giảm đau thông thường có giúp thể kiểm soát được cơn đau tạm thời trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, có nhiều người tự ý mua thuốc chứa corticoid (prednisolon, methylprednisolon, dexamethason…) để uống như một thần dược giúp giảm cơn đau nhức. Nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi bệnh nhân sử dụng bừa bãi. Thuốc có thể làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày, loét dạ dày thậm chí gây chảy máu dạ dày cấp. Ngoài ra, chúng còn làm nặng thêm tình trạng đái tháo đường ở các bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý đái tháo đường. Dùng lâu dài có thể gây loãng xương. Vì vậy, đối tượng người cao tuổi, người bị bệnh dạ dày, người bệnh đái tháo đường… cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc này. Chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

skype_picture_2023_06_11t10_55_30_440z-180001

Chế độ ăn uống

Ăn uống đủ dưỡng chất, hạn chế thừa cân, béo phì gây áp lực cho các khớp. Kết hợp bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước dẫn đến cô đặc máu, làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ khớp.

Lưu ý: Có thể sử dụng phương pháp Vật Lý Trị Liệu: Thông qua các bài tập giãn cơ, nhẹ nhàng kéo giãn mô mềm xung quanh khớp hiệu quả bằng các thiết bị, máy móc hiện đại, vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động của hệ khớp, giúp giảm bớt tình trạng đau nhức khớp mùa lạnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng đau khớp nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả.
Những điều cần biết về xét nghiệm HPV ở nam giới

Những điều cần biết về xét nghiệm HPV ở nam giới

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng nên thực hiện xét nghiệm HPV. Vậy xét nghiệm này ở nam giới bao gồm những gì và tiến hành ra sao?
Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai và các biện pháp phòng ngừa

Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai và các biện pháp phòng ngừa

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh thủy đậu luôn là một mối lo ngại lớn. Nguyên nhân chính là vì thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Những điều cần lưu ý về biến chứng vô sinh do u xơ tử cung

Những điều cần lưu ý về biến chứng vô sinh do u xơ tử cung

Trong số những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, biến chứng vô sinh do u xơ tử cung là một vấn đề đáng lưu ý mà chị em không nên chủ quan.
Đăng ký trực tuyến