Bác sĩ hướng dẩn một số thực đơn cho trẻ 1 tuổi chậm tăng cân

Thứ tư, 03/04/2024 | 15:32

Trẻ chậm tăng cân, gầy yếu, kém hấp thu ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần. Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ.

R (4) (1)

Trong giai đoạn sau 1 tuổi, ngoài việc vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ, những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây của bác sĩ Lê Quỳnh phó khoa Cao Đẳng Y Đa Khoa sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, cũng như gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân.

Trẻ 1 tuổi được ăn những thục phẩm nào là tốt

Ở độ tuổi này, sữa mẹ vẫn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng và bảo vệ bé chống lại bệnh tật. Nhưng các thực phẩm bổ sung khác sẽ dần trở thành nguồn dinh dưỡng và năng lượng chính của bé. Bạn có thể cho bé ăn các loại thức ăn khác trước. Sau đó, cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn đói.

Con bạn có thể ăn bất cứ thứ gì. Vì vậy hãy cho con bạn tập ăn dần với số lượng ít trong số tất cả những thực phẩm mà gia đình bạn ăn. Mỗi bữa ăn cần được chuẩn bị với đầy đủ các nhóm thực phẩm bổ dưỡng.

Bạn nên bổ sung một phần thực phẩm có nguồn gốc động vật (sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá, và gia cầm) mỗi ngày, với các loại đậu hoặc hạt, rau, và trái cây. Thêm một chút dầu vào thức ăn để cung cấp năng lượng giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Trẻ có thể cần thêm bữa ăn nhẹ. Nên lựa chọn thức ăn lành mạnh như trái cây tươi hay sữa chua…

Trẻ 1 tuổi ăn mấy bữa một ngày là đủ

Con bạn có thể ăn khoảng 1 chén thức ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Số lượng bữa ăn có thể là 3 đến 4 bữa trong một ngày. Đối với bữa ăn phụ, bạn có thể cho trẻ thêm 1 đến 2 bữa ăn nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính.

Nếu bạn không cho con bú, trẻ sẽ cần ăn thường xuyên hơn. Khi được 1 tuổi, khoảng thời gian trẻ bắt đầu biết đi sẽ cần rất nhiều năng lượng. Do đó, các sản phẩm từ sữa là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ. Hãy cho trẻ uống 1 hoặc 2 cốc sữa mỗi ngày.

Bạn nên đặt chén thức ăn riêng cho trẻ. Việc này sẽ giúp con bạn học cách tự xúc ăn. Cho trẻ ăn tất cả các thức ăn cần thiết và dành nhiều thời gian để tập ăn. Lúc đầu, bạn sẽ thấy trẻ tập ăn chậm chạp và lộn xộn. Với sự giúp đỡ, dần dần trẻ có thể tự xúc ăn một cách chính xác hơn.

Bên cạnh đó, chuyên gia sức khỏe Cao Đẳng Dược tphcm cũng chỉ bạn nên khuyến khích con hoàn thành bữa ăn càng nhanh càng tốt. Hãy dành cho trẻ nhiều tình yêu thương và quan tâm. Bằng cách ngồi trước mặt con bạn, tương tác với trẻ qua nụ cười, nói chuyện với trẻ và khen trẻ khi ăn. Hãy làm cho bữa ăn trở thành một thời gian vui vẻ.

Một số thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân

Trẻ mới biết đi nên được bổ sung khoảng một nửa lượng calo từ chất béo. Chất béo lành mạnh rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường ở giai đoạn này của trẻ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều có lợi cho sức khỏe của trẻ. Chất béo lành mạnh như trái bơ, dầu ô liu, cá, và sữa rất tốt cho con bạn (và cả chính bạn). Chất béo không lành mạnh như chất béo có trong thức ăn chiên, thức ăn nhanh, và nhiều thực phẩm đóng gói. Chúng không có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Nếu bạn cung cấp năng lượng hàng ngày của trẻ ở mức khoảng 1.000 calo, bạn không cần lo lắng về việc đã cho bé ăn quá nhiều và nguy cơ tăng cân.

Dưới đây là thực đơn thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân do thầy cô giảng dạy Cao Đẳng Điều Dưỡng cung cấp mà cha mẹ có thể tham khảo. Bạn có thể chọn một trong những gợi ý sau nhé:

skype_picture_2024_03_09t02_54_37_972z-100606 (3)

Bữa sáng

120ml sữa tươi, ½ trái bắp (ngô), ½ quả chuối cắt lát.

Bánh mì nướng với 1 quả trứng luộc, 120ml sữa tươi, 2-3 quả dâu tây cắt lát lớn.

Sữa mẹ hoặc 120ml sữa tươi, ½ chén bánh canh.

1 chén cháo thịt và rau củ, 120ml sữa tươi.

1 chén súp, 120ml sữa tươi.

Bữa ăn nhẹ

120ml sữa tươi.

1 lát bánh mì nướng, 1 miếng phô mai.

120ml sinh tố ít đường.

½ chén rau củ luộc như bông cải xanh, cà rốt.

½ chén trái cây tươi.

½ chén đậu hũ.

Bữa trưa hoặc tối

½ chén canh rau, 1 chén cơm, ½ chén thịt heo luộc / cá chiên / mực xào / trứng chiên / đậu hũ chiên / thịt bò xào / thịt gà kho.

1 chén hủ tiếu / bánh canh / bún hầm xương.

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B và các phương pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của viêm gan B và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều về truyền máu, nhưng không phải ai cũng biết rõ khi nào cần truyền máu và những lưu ý quan trọng trong quy trình này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhiệt miệng thường xuyên do đâu?
Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Khi nào cần cắt tuyến giáp và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Cắt tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều cần đến phẫu thuật này. Vậy khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp và các ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là gì?
Đăng ký trực tuyến