Bác sĩ lưu ý nguyên nhân dấu hiệu và các bệnh tim mạch thường gặp

Thứ bảy, 16/03/2024 | 15:25

Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

R (11) (1)

Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

Theo BS.CK1 Lê Quỳnh trưởng khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa – Cao Đẳng Y Dược cho rằng tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận

Nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch

Trong gia đình đã có người mắc bệnh tim

Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.

Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao,hừa cân, béo phì.

Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.

Các dấu hiệu nhận biết mắc bệnh tim mạch

Không phải tất cả các vấn đề về tim đều thể hiện rõ ràng qua các dấu hiệu cảnh báo. Một số triệu chứng đau tim có thể không xuất hiện trong khu vực ngực và không luôn dễ dàng nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết do bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đưa ra mà bạn có thể tham khảo :

Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.Khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.

Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.

Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.

Các bệnh tim mạch hay gặp

Bệnh động mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải máu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám chất béo và cholesterol tích tụ trên bề mặt của mạch máu, gây cho chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch máu này, gây khó khăn trong việc máu lưu thông qua chúng.

Xem thêm: Chuyên gia sức khỏe chia sẽ các yếu tố gây ưng thư gan

Tai biến mạch máu não, còn gọi là đột quỵ là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não.

tuyen-sinh-cao-dang-y-si-da-khoa-sai-gon-163456

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi (hầu như luôn là chi dưới) gây thiếu máu cục bộ. PAD nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc gây cơn đau cách hồi; PAD nặng có thể gây ra đau khi nghỉ đi kèm rối loạn dinh dưỡng da, rụng lông, tím, loét thiếu máu và hoại tử.

Bệnh van tim hậu thấp là một bệnh tự miễn, do vi trùng Strepcoccus beta Hemolytique gây ra. Khi nhiễm bệnh, cơ thể tạo ra các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra trong thời kỳ bào thai. Theo thống kê, có 1 – 2% em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh như ống động mạch, hoán vị đại động mạch... Đây là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời.

Bệnh cơ tim là bệnh lý xảy ra khi cơ tim suy yếu, không thể bơm đủ máu cung cấp cho cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Quy trình thực hiện xét nghiệm Rubella đối với thai phụ

Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ bầu cần chủ động đi khám và thực hiện xét nghiệm Rubella để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Những điều cần biết về xét nghiệm giới tính thai nhi

Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến giới tính của thai nhi. Vậy làm thế nào để xét nghiệm giới tính thai nhi và khi nào có thể thực hiện?
Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Dấu hiệu và chẩn đoán các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Việc nâng cao nhận thức về loại ung thư này, những dấu hiệu cảnh báo và quy trình chẩn đoán định kỳ là cực kỳ quan trọng.
Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Đăng ký trực tuyến