Xây dựng chế độ ăn cho người bị gout luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm bởi việc tiêu thụ thực phẩm thiếu chọn lọc có thể khiến bệnh gút tiến triển nặng và bùng phát một cách mất kiểm soát.
Xây dựng chế độ ăn cho người bị gout luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm bởi việc tiêu thụ thực phẩm thiếu chọn lọc có thể khiến bệnh gút tiến triển nặng và bùng phát một cách mất kiểm soát.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết bệnh gút là tình trạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ axit uric quá mức trong máu làm lắng đọng các tinh thể natri urat trong ổ khớp, khiến khớp bị viêm, sưng và đau. Trong khi đó, axit uric lại là sản phẩm phụ của quá trình phân giải các purin, một loại hợp chất hóa học tồn tại trong nhiều thực phẩm. Do đó, chế độ ăn uống của bạn hoàn toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh gút bằng cách làm thay đổi nồng độ axit uric máu; từ đó, thúc đẩy hoặc ngăn ngừa bệnh gút bùng phát.
Điều chỉnh chế độ ăn cho người bị gout không phải là cách chữa trị bệnh gút. Song, nếu được tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn hoàn toàn có thể làm giảm tần suất tái phát các cơn đau khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Tăng cường vận động: Vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ thận bài tiết axit uric hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong cơn gút bùng phát, hãy tránh vận động quá mức ở vị trí bị viêm;
Tránh căng thẳng: nồng độ axit uric có thể tăng lên khi cơ thể gặp căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc thể chất. Do đó, học cách quản lý căng thẳng thông qua thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,… có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả;
Sử dụng giày thoải mái: Sau khi bị đau khớp chân do gút, bạn hãy giảm áp lực cho các khớp bằng cách mang giày rộng, mũi hở, không gò bó ở phần ngón chân để khớp mau lành
Giữ cân nặng phù hợp. Giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút, giảm số lần tấn công của bệnh gút. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Một cơ thể nặng nề sẽ gây áp lực lớn lên các khớp khiến chúng dễ bị thoái hóa hơn.
Hạn chế thực phẩm chứa giàu purin. Mỗi loại thực phẩm có thể có hàm lượng purin thấp, cao, hoặc trung bình. Nguyên tắc chung là nên ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp, ăn một cách tiết chế thực phẩm có hàm lượng purin trung bình và kiêng ăn thực phẩm hàm lượng purin cao.
Uống nhiều nước mỗi ngày và ăn các thực phẩm hỗ trợ đào thải acid uric. Nguyên tắc ăn uống cơ bản đó là “giảm nạp purin, tăng đào thải acid uric”. Không chỉ giảm nạp purin, một số loại thực phẩm còn có công dụng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Nguyên tắc chung đó là nên ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp, ăn một cách tiết chế thực phẩm có hàm lượng purin trung bình và kiêng ăn thực phẩm hàm lượng purin cao.Bạn có thể tham khảo để tránh hay hạn chế những thực phẩm có hàm lượng purin cao do giảng viên khoa Cao Đẳng Điều Dưỡng cung cấp như dưới đây:
Cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… Đây hầu hết là các loại cá biển, có hàm lượng đạm và purin rất cao.
Sò điệp, tôm hùm;
Thịt thú rừng, động vật hoang dã như gà lôi, ngỗng, nai;
Nội tạng động vật. Các loại gan, lòng, tim cật, óc đều không tốt cho người bị bệnh gout. Các loại pate gan, xúc xích cũng là những thực phẩm làm từ nội tạng động vật cần phải tránh;
Một số loại thực phẩm lên men như nem chua, dưa hành.