Bệnh đái tháo đường có lây không? bác sĩ giải thích?

Thứ sáu, 15/03/2024 | 09:04

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết.

benh-dai-thao-duong (1)

Hiểu biết bệnh đái tháo đường

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ bệnh tiểu đường thuộc dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính xảy ra khi cơ thể giảm khả năng sản xuất hormone insulin hoặc sinh ra kháng thể kháng insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Đây là bệnh xảy ra do cơ thể phát sinh phản ứng tự miễn ngừng sản xuất insulin.

Các loại đái tháo đường phổ biến hay gặp

Đái tháo đường có thể chia thành 3 loại thường gặp bao gồm đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường tuýp 1: Hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, người mắc bệnh bị thiếu insulin do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin.

Nguyên nhân khác có thể kèm theo đái tháo đường: các hội chứng di truyền (hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner), nhiễm siêu vi, các dạng đái tháo đường qua trung gian tự miễn…

Thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không?

Thực tế, tiểu đường là bệnh không lây nhiễm bởi nguyên nhân gây bệnh không phải là vi sinh vật mà do rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể. Qua tiếp xúc trực tiếp, sinh sống gần, hắt hơi, qua đường máu hay đường tình dục, bệnh tiểu đường đều không có khả năng lây nhiễm.

Một số thắc mắc hay gặp nhất:

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?

Vì sao nhiều người nghĩ bệnh tiểu đường có thể lây lan?

Liệu bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

Hay bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục không?

Tuy nhiên, một điều cần đặc biệt chú ý: Đái tháo đường là một bệnh lý có yếu tố gia đình. Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền lên đái tháo đường típ 2 rất mạnh. Khi có người thân trực hệ (ba, mẹ, anh, chị, em ruột) mắc đái tháo đường type 2, nguy cơ mắc đái tháo đường của bạn tăng gấp 6 lần.

Do đó, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, bạn cần chú ý thực hiện một lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó cần liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn khi nào cần tầm soát đái tháo đường.

Trường hợp nào có nguy cơ mắc đái tháo đường?

Việc tầm soát và chẩn đoán sớm đái tháo đường, ngay cả ở giai đoạn tiền đái tháo đường, ở những người có nguy cơ caom đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Từ đó có thể can thiệp điều trị kịp thời. Góp phần ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng mạn tính của đái tháo đường.

Bác sĩ Nguyễn Như Quỳnh phó khoa Cao Đẳng Y Sĩ Đa Khoa – Cao Đẳng Dược Sài Gòn trả lời bạn :

Những người có tiền sử  như cha, mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh

Những người ít vận đông, thừa cân béo phì hoặc có những tình trạng bệnh lý kèm theo như: tăng huyết áp hoặc có tiền sử

Nhưng người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá; Không hoạt động thể chất thường xuyên.

Một vài suy nghĩ sai lầm về bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhận thức về bệnh như:

Ăn quá nhiều đường sẽ gây đái tháo đường.

Chỉ cần lưu ý nguy cơ đái tháo đường ở những người thừa cân/béo phì.

Trong gia đình không có ai mắc đái tháo đường, do đó không cần lo lắng về căn bệnh này.

Đái tháo đường không phải là một vấn đề quan trọng, rất dễ kiểm soát nếu mắc phải.

xem thêm: Chẩn đoán tiền tiểu đường dựa trên dấu hiệu và tiêu chuẩn nào?

truong-cao-dang-duoc-sai-gon-163446

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường như thế nào?

Kiểm soát cân nặng.Tăng cường vận động thể lực.Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe.

Ăn chất béo lành mạnh.Tránh ăn kiêng cấp tốc.Nói không với thuốc lá

Uống rượu với liều lượng vừa phải.Thường xuyên kiểm tra lượng đường.

Mọi người nên thực hiện một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa và làm chậm quá trình xuất hiện đái tháo đường. Bên cạnh đó, cần lưu ý những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường để thực hiện tầm soát bệnh đúng thời điểm. Từ đó lên kế hoạch quản lí toàn diện đái tháo đường kịp thời nếu mắc bệnh.

Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một lựa chọn phổ biến khi quan hệ tình dục không an toàn. Sau khi sử dụng thuốc này, phụ nữ có thể trải qua một số biểu hiện không bình thường như ra máu, đau đầu, hoặc buồn nôn
Những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm EBV

Những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm EBV

Virus Epstein-Barr (EBV) là một loại virus thuộc họ Herpes, được biết đến là loại virus phổ biến nhất trên toàn cầu. Xét nghiệm EBV được thực hiện để phát hiện sự hiện diện của virus này trong máu.
Nguy cơ và phương pháp điều trị bệnh u dây thần kinh số 8

Nguy cơ và phương pháp điều trị bệnh u dây thần kinh số 8

Bệnh u dây thần kinh số 8 thường không được nhận diện kịp thời do những triệu chứng như ù tai thường bị xem nhẹ, dẫn đến sự tiến triển của căn bệnh này và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ xuất huyết não hiệu quả

Chẩn đoán và điều trị đột quỵ xuất huyết não hiệu quả

Đột quỵ xuất huyết não, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ lệ các trường hợp đột quỵ, nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng vì tính nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao của nó.
Đăng ký trực tuyến