Các dấu hiệu giúp nhận biết sớm ung thư vòm họng

Thứ sáu, 07/06/2024 | 11:09

Dấu hiệu của ung thư vòm họng và các vấn đề về tai mũi họng hoặc hệ hô hấp thường có sự tương đồng. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên đi kiểm tra ngay lập tức để đạt được chuẩn đoán chính xác.

cac-dau-hieu-giup-nhan-biet-som-ung-thu-vom-hong
Ung thư vùng vòm họng là loại phổ biến

Dấu hiệu của ung thư vòm họng

Ung thư vùng vòm họng là loại phổ biến nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, số lượng ca mắc tăng cao có thể liên quan đến môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống không tốt, hút thuốc lá, v.v. bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết dấu hiệu của ung thư vòm họng bao gồm:

  • Đau họng kéo dài do sự phát triển của khối u, gây tổn thương cho các mạch máu. Khối u cũng có thể gây ra đau và khó nuốt khi ăn. Mặc dù bệnh nhân có thể đã được điều trị, nhưng không có sự cải thiện.
  • Ho kèm đờm và ho dai dẳng, thường nặng hơn vào ban đêm. Các loại thuốc thông thường thường không giảm được tình trạng này.
  • Ù tai: Khối u ở vòm họng có thể gây ra ù tai và có thể làm tổn thương màng nhĩ, gây đau và giảm khả năng nghe.
  • Nghẹt mũi và dịch nhầy, đôi khi có chảy máu. Nếu các biện pháp điều trị thông thường không hiệu quả, có thể đây là dấu hiệu của ung thư vòm họng.
  • Nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm: Nổi hạch này có thể phát triển và gây đau nhức. Nếu gặp tình trạng này, có thể ung thư đã lan sang bộ phận khác.
  • Thay đổi giọng nói: Khối u ung thư có thể ảnh hưởng đến cổ họng, dẫn đến thay đổi giọng nói hoặc việc nói khàn. Nếu khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần và thuốc thông thường không hiệu quả, nên đi kiểm tra ung thư.
  • Đau đầu: Đau thường tập trung ở sâu trong mắt hoặc một nửa của đầu. Đau có thể gia tăng và gây tê ở một phần của mặt.
  • Các dấu hiệu khác bao gồm sụt cân, ho ra máu, khó thở, và mệt mỏi. Nếu quý vị phát hiện bất kỳ thay đổi nào này, quý vị không nên chủ quan và cần đi kiểm tra sớm.

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Thường thì các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng đầu cổ, vòm họng và lưỡi để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Sau đó, họ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và chụp hình như:

  • Xét nghiệm máu, siêu âm, X-quang, CT để xác định vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của khối u.
  • Nội soi họng là một phương pháp chẩn đoán phổ biến. Kết quả của nội soi có thể giúp đánh giá vị trí, kích thước và tính chất của khối u.
  • Sinh thiết: Có thể thu thập mẫu bệnh phẩm trực tiếp trong quá trình nội soi để phân tích và xác định tế bào ung thư.

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng không thể dự đoán chính xác. Tuy nhiên, phát hiện sớm càng tăng khả năng sống sót.

  • Nếu phát hiện sớm và khối u nhỏ hơn 2,5cm mà chưa di căn, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt 80-90%.
  • Nếu phát hiện ở giai đoạn 2 với khối u 5-6cm và không di căn, tỷ lệ sống trên 5 năm vẫn cao, từ 65-75%.
  • Giai đoạn 3: Khối u lớn và đã di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống 30-40%.
  • Giai đoạn cuối: Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 15%.

Lưu ý rằng các con số này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Xem thêm: Các dấu hiệu và phương pháp điều trị u não ở giai đoạn sớm

imgpsh_fullsize_anim (4)
Tuyển sinh Cao đẳng Y khoa

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Phương pháp điều trị cho ung thư vòm họng thường bao gồm các phương tiện sau:

  • Phẫu thuật: Được áp dụng khi khối u ở vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, đối với những vị trí phức tạp, phẫu thuật có thể gặp rủi ro cao và không được ưu tiên.
  • Xạ trị: Sử dụng tia phóng để tiêu diệt tế bào ung thư, thường kết hợp với hóa trị.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc hoặc hóa chất để chống lại ung thư. Có thể thực hiện trước hoặc sau xạ trị hoặc kết hợp cả hai.

Theo chuyên gia ngành y đa khoa ung thư vòm họng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả trước và trong thai kỳ

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả trước và trong thai kỳ

Khi phụ nữ mang thai không may mắc bệnh sởi, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trong trường hợp này, cần xử trí như thế nào và có những biện pháp phòng ngừa ra sao?
Cách nhận biết và xử lý nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết và xử lý nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ nhỏ

Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân ở trẻ là tình trạng phổ biến, thường do dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong cơ thể. Nếu không xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe lâu dài của trẻ.
Cách xử lý an toàn khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân

Cách xử lý an toàn khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, cha mẹ thường lo lắng và lúng túng trong cách xử lý. Việc hiểu đúng nguyên nhân và cách chăm sóc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách an toàn, hiệu quả.
Hướng dẫn xử lý an toàn khi trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều

Hướng dẫn xử lý an toàn khi trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều

Lạm dụng, dùng sai liều thuốc hạ sốt hoặc kết hợp nhiều thuốc chứa cùng hoạt chất như Paracetamol có thể dẫn đến quá liều nguy hiểm. Vậy cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ?
Đăng ký trực tuyến