Cách nhận biết hen phế quản cấp tính và biện pháp xử trí

Thứ ba, 19/11/2024 | 08:46

Hen phế quản cấp tính nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa những tình huống nguy hiểm.

Cách nhận biết hen phế quản cấp tính và biện pháp xử trí
Hen phế quản là một bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc phế quản

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc phế quản, khiến phế quản phản ứng quá mức với các yếu tố kích thích, dẫn đến co thắt cơ trơn và gây khó thở, ho, tức ngực. Các triệu chứng này có thể tự hết hoặc cần phải sử dụng thuốc giãn phế quản để giảm bớt.

Dấu hiệu sớm của cơn hen phế quản cấp tính

Để nhận biết hen phế quản cấp tính, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý người bệnh có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:

  • Khó thở: Người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đã nghỉ ngơi, thường phải ngồi cúi người về phía trước để dễ thở hơn.
  • Nói ngắt quãng: Khó khăn khi nói, chỉ có thể nói từng từ một cách chậm rãi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể không nói được.
  • Thay đổi ý thức: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hoặc ngủ gà.
  • Rối loạn nhịp thở: Thở nhanh trên 30 lần/phút, nếu tình trạng nghiêm trọng có thể giảm xuống dưới 10 lần/phút hoặc ngừng thở.
  • Co kéo cơ hô hấp phụ: Khi cơn hen nặng, bệnh nhân có thể có hiện tượng thở nghịch thường (dùng cơ hô hấp phụ).
  • Nghe phổi: Có thể nghe thấy tiếng ran ngáy, ran rít, nhưng trong trường hợp nặng, phổi có thể im lặng.
  • Nhịp tim: Nhịp tim có thể vượt quá 120 lần/phút trong cơn hen cấp tính, hoặc giảm trong tình huống nguy kịch.
  • SpO2 (nồng độ oxy trong máu): Khi mức SpO2 dưới 90%, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu báo trước như chảy nước mũi, ho, hắt hơi, ngứa mũi hoặc họng, chảy nước mắt có thể xuất hiện trước khi cơn khó thở bắt đầu. Người bệnh thường cảm thấy tức ngực, khò khè, ho liên tục, lo âu và tím tái môi. Trong trường hợp nặng, tình trạng thiếu oxy có thể gây mất ý thức, ngất, thậm chí tử vong.

Phân biệt giữa hen phế quản và viêm phế quản

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa viêm phế quản và hen phế quản do các triệu chứng có phần tương đồng. Tuy nhiên, hai bệnh này có những đặc điểm khác biệt rõ rệt:

Viêm phế quản:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao từng cơn.
  • Ho: Ban đầu ho khan, sau chuyển sang ho có đờm màu vàng hoặc mủ.
  • Trẻ sơ sinh có thể biểu hiện bỏ bú, nôn, sụt cân, da tím tái, thở khò khè.

Hen phế quản:

  • Ho từng cơn, đờm thường trắng và khó khạc ra.
  • Khó thở theo từng cơn, thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết, mỗi cơn có thể kéo dài từ 10 phút đến vài giờ.

Cách xử trí khi  đối với người đã có tiền sử hen phế quản cấp

Bệnh nhân đã được chẩn đoán hen phế quản cấp tính cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Trong mọi tình huống, người bệnh nên luôn mang theo thuốc xịt cắt cơn khó thở.

Khi bệnh nhân có cơn hen phế quản cấp tính, người thân cần thực hiện các bước xử trí sau:

  • Di chuyển người bệnh: Ngay lập tức đưa bệnh nhân đến nơi thoáng khí, tránh xa các yếu tố gây kích thích cơn hen.
  • Giữ ấm cơ thể: Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với quạt hay điều hòa.
  • Tư thế ngồi thoải mái: Đặt bệnh nhân ngồi lên hoặc kê gối để giữ cơ thể trong tư thế nửa nằm, giúp dễ thở hơn. Không vuốt hay xoa ngực khi bệnh nhân đang trong cơn hen.
  • Sử dụng thuốc cắt cơn: Dùng bình xịt thuốc đặc trị 2 nhát mỗi lần, nếu sau 20 phút cơn hen không giảm, xịt thêm 2 nhát nữa rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu cơn hen nặng, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay sau khi xịt 2 nhát thuốc đầu tiên.
  • Gọi cấp cứu khi cần thiết: Nếu bệnh nhân có triệu chứng như lú lẫn, tím tái, không thể nói, vã mồ hôi… cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, hãy xịt 2 nhát thuốc cắt cơn hoặc cho bệnh nhân uống thuốc giãn phế quản nếu có.

Xem thêm: Phương pháp điều trị đau rát cổ họng tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc

tuyen-sinh-truong-cao-dan
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách xử trí đối với trường hợp nghi ngờ hen phế quản cấp tính

Nếu có nghi ngờ hen phế quản cấp tính, người bệnh nên được khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định bao gồm:

  • Đo chức năng hô hấp: Giúp đánh giá khả năng thông khí của phổi và mức độ nghiêm trọng của hen phế quản.
  • Chụp X-quang: Phân biệt hen phế quản với các bệnh lý khác gây khó thở.
  • Xét nghiệm máu: Tăng bạch cầu ái toan có thể chỉ ra hen phế quản.
  • Đo nồng độ khí máu: Đánh giá tình trạng thiếu oxy và các biến chứng liên quan.
  • Test kích thích phế quản: Đánh giá mức độ phản ứng của đường thở.
  • Test dị ứng: Xét nghiệm IgE huyết thanh hoặc test lẩy da để xác định nguyên nhân dị ứng.
  • Oxit Nitric trong khí thở ra: Chỉ số này có thể tăng trong hen ái toan.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, bệnh nhân mắc hen phế quản cấp tính luôn cần mang theo thuốc cắt cơn, và cần sự chăm sóc, chú ý kịp thời để xử trí nhanh chóng khi cơn khó thở xuất hiện.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến