Năm 2023 ghi nhận một trường đại học khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học khác tổ chức để xét tuyển.
Năm 2023 ghi nhận một trường đại học khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học khác tổ chức để xét tuyển.
Tin tức mới nhất từ Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật, hiện nay, Trường Đại học Cửu Long là cơ sở giáo dục đầu tiên thông báo tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển hệ chính quy áp dụng cho khối ngành y dược, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học. Theo đó, thí sinh sẽ tham gia 3 bài thi Toán, Hóa học, Sinh học, điểm thi tính theo thang điểm 30. Trường tổ chức 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 10. (Xem chi tiết tại đây).
Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo khác sử dụng kết quả của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các Đại học khác tổ chức. Cụ thể như sau:
Trường Đại học Dược Hà Nội dự kiến tuyển 960 sinh viên theo 4 phương thức, trong đó có sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trường Đại học Y tế công cộng dự kiến tuyển 805 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo với 3 phương thức tuyển sinh truyền thống. Riêng ngành Khoa học dữ liệu áp dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dự kiến tuyển sinh với 3 phương thức đó là: xét học bạ, xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT và xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Khoa Y của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023 tuyển sinh theo 9 phương thức, trong đó dự kiến dành 35-40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực năm 2023 do 2 đại học Quốc gia tổ chức.
Theo thầy H.Nam – cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhiều trường đại học, cao đẳng khối Y dược hiện nay không sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học khác tổ chức để xét tuyển vì những kỳ thi này tập trung vào các khối ngành, nhóm ngành nhất định nên chưa hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu làm cơ sở xét tuyển đầu vào của hầu hết các ngành đào tạo của các trường đại học khối ngành y dược.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thu Thủy, từ năm 2025 khi những học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp, thì các kỳ thi riêng của các trường sẽ có những thay đổi. Và các trường khối ngành sức khỏe cũng dự kiến sẽ cùng ngồi lại bàn bạc cụ thể để có phương án tuyển sinh phù hợp.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nhà trường chưa có kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, từ năm 2025, nhà trường sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo ngành Y dược để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi riêng phù hợp.
“Không thể mỗi trường đều tổ chức kỳ thi riêng lẻ vì tốn kém, hiệu quả không cao. Để tổ chức kỳ thi riêng cần ngân hàng câu hỏi đủ lớn, quy mô rộng và đầu tư kinh phí tốn kém” - ông Tú cho hay.
Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, hiện nay các trường Y dược có 2 năm để chuẩn bị phương thức tuyển sinh phù hợp. Trong đó, lưu ý với các quy định tuyển sinh riêng đã được Bộ GD&ĐT quy định cụ thể với các yêu cầu cụ thể như có bộ phận độc lập thực hiện chức năng đánh giá nội dung thi, trong đó lãnh đạo đơn vị phải có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực khảo thí hoặc quản lý đào tạo; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ phân tích dữ liệu thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi.
Đặc biệt, có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong một lần thi, phải thực hiện quy trình đảm bảo đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải được bảo mật trước, trong và sau khi thi; phải công bố đề thi mẫu/đề thi tham khảo…