Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động rực vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Với việc làm này, huyệt đạo sẽ được kích thích, thông qua hệ thống kinh lạc khả năng tự hồi phục và làm lành của chính cơ thể được kích hoạt.
Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động rực vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Với việc làm này, huyệt đạo sẽ được kích thích, thông qua hệ thống kinh lạc khả năng tự hồi phục và làm lành của chính cơ thể được kích hoạt.
Theo bác sĩ Nguyễn Nga đang công tác tại khoa Cao Đẳng Y Học Cổ Truyền –Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì ví huyệt là chổ để tà khí xâm nhập vào cơ thể và từ đó sinh ra các loại bệnh, huyệt cũng có mối liên hệ mật thiết với kinh mạch và phủ tạng. Mục đích chính của việc bấm huyệt là tăng lưu thông khí qua huyệt từ đó giúp cơ thể được căn bằng khí cả bên trong và bên ngoài.
Điều trị bệnh xương khớp: đau bả vai, đau vai gáy, đau lưng, thoát vị,...
Điều trị bệnh đường hô hấp: ho, ngạt mũi, xoang, viêm amidan,...
Cải thiện bệnh tuần hoàn: lưu thông khí huyết, giảm huyết áp, giảm nhịp tim,...
Cải thiện chức năng và điều trị bệnh lý thần kinh: đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình, run tay, nhức răng,…
Điều trị bệnh lý sinh sản: rong kinh, đau bụng kinh, yếu sinh lý, u xơ tử cung,...
Làm đẹp: da mặt, giảm béo, giảm cân, nâng cơ mặt,...
Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như: tiểu đường, cận thị, đau dạ dày, thận yếu,...
Các phương pháp bấm huyệt điều trị theo Y Học Dân Gian luôn mang lại nhiều lợi ích và đã được kiểm chứng thực tiễn .
Nhanh chóng giảm hàng loạt triệu chứng khó chịu cho sức khỏe mà không cần đến thuốc.
Phạm vi trị liệu rộng: nội - ngoại khoa, da liễu, nhi khoa,...
Cải thiện hiệu quả điều trị của một số phương pháp chữa bệnh khác.
Cân bằng và điều chỉnh âm dương bên trong cơ thể tương đối tốt.
Giúp điều chỉnh chức năng tạng phủ, khí huyết, kinh lạc.
Giúp phục chức năng vận động xương khớp, gân cơ.
Mặc dù phương pháp điều trị bằng bấm huyệt mang lại lợi ich tốt cho sức khỏe, song Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý bạn không nên sử dụng phương pháp này trong các trường hợp như sau:
Đang có chấn thương (cả kín và hở) đều không được bấm huyệt. - Không bấm huyệt khi đang mắc bệnh: viêm vòi trứng, thủng dạ dày, viêm ruột thừa. - Không bấm huyệt ở vùng da đang bị lở loét, viêm nhiễm.
Người không chịu được cảm giác đau khi bấm huyệt, mắc bệnh đái tháo đường cũng không nên bấm huyệt