Dấu hiệu nhận biết và điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Thứ bảy, 11/05/2024 | 07:47

Hội chứng ruột kích thích (IBS) tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của hội chứng này lại khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt.

dau-hieu-nhan-biet-va-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng mạn tính của đại tràng

Bài viết này bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn cung cấp thông tin chi tiết về IBS, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị, cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng mạn tính của đại tràng (ruột già). Đặc điểm của IBS bao gồm:

  • Triệu chứng thường xuyên tái diễn, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Khi xét nghiệm, không phát hiện tổn thương thực thể cụ thể ở ruột.
  • IBS được phân loại thành 4 dạng chính dựa trên triệu chứng: táo bón, tiêu chảy, hỗn hợp và không xác định.

Mọi người đều có nguy cơ mắc IBS, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 20-50. Nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới. Nguy cơ mắc IBS cũng tăng cao ở người:

  • Có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học.
  • Mắc vấn đề sức khỏe tinh thần.

Nguyên nhân chính xác của IBS chưa được xác định, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Căng thẳng tinh thần: Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa qua hệ thần kinh trung ương.
  • Rối loạn nội tiết tố: Gây mất cân bằng trao đổi chất, ảnh hưởng đến đường ruột.
  • Chế độ ăn uống: Thực phẩm không phù hợp kích thích dạ dày, đại tràng.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ cao hơn nếu có thành viên gia đình mắc IBS.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng của IBS thường xuyên tái diễn, không theo chu kỳ cụ thể, bao gồm:

  • Đau bụng: Không cố định vị trí, thường đau sau khi ăn, đi đại tiện. Cơn đau âm ỉ hoặc quặn, xuất hiện ít nhất 1 lần/tuần, kéo dài ≥ 3 tháng.
  • Táo bón/tiêu chảy: Xuất hiện ≥ 3 lần/tuần.
  • Bụng đầy hơi, mệt mỏi, chuột rút, đau mỏi cơ, đi đại tiện chưa hết.
  • Trường hợp nặng: U nổi bụng, phân dính máu, giảm cân, sốt, báng bụng, thiếu máu.

Xem thêm: Ý nghĩa và các phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư

truong-cao-dang-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-y-duoc
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y dược

Phương pháp điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Mục tiêu điều trị IBS là kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung chất xơ, hạn chế Gluten, áp dụng chế độ FODMAP.
  • Sử dụng thuốc: Chống co thắt, điều trị tiêu chảy/táo bón, an thần,...
  • Bổ sung lợi khuẩn, thực phẩm chức năng (theo chỉ định bác sĩ).
  • Liệu pháp tâm lý: Giảm căng thẳng, lo âu.

Để phòng ngừa IBS, cần tập trung bảo vệ đường ruột và phòng ngừa bệnh lý tiêu hóa:

  • Chế độ ăn khoa học: Bổ sung đạm, chất xơ, hạn chế cay nóng.
  • Tránh stress, uống đủ nước, hạn chế chất kích thích.
  • Kiểm soát lượng Fructose, tập luyện thể dục thể thao.

Giảng viên ngành Y sĩ đa khoa lưu ý, hội chứng ruột kích thích (IBS) tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị, cũng như biện pháp phòng ngừa IBS là vô cùng quan trọng để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Hướng dẫn cha mẹ xử trí an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Xử lý đúng cách và xác định nguyên nhân sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả hơn.
Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Hướng dẫn quy trình truyền tĩnh mạch và những lưu ý đảm bảo an toàn

Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc hoặc dưỡng chất trực tiếp vào cơ thể, thường dùng trong điều trị. Kỹ thuật này phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng quy trình để tránh biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy tim hay sốc phản vệ.
Nguyên nhân trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng và cách xử trí an toàn

Nguyên nhân trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng và cách xử trí an toàn

Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm, nhưng một số trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ sau tiêm khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này có nguy hiểm không và xử trí ra sao để đảm bảo an toàn cho trẻ?
Chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch để bảo vệ sức khỏe

Chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch để bảo vệ sức khỏe

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tim mạch là vô cùng cần thiết.
Đăng ký trực tuyến