Đau mắt đỏ lây lan như thế nào và phòng bệnh ra sao?

Thứ hai, 11/11/2024 | 08:35

Đau mắt đỏ không nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, nhưng có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Vậy bệnh lây lan như thế nào và làm sao để phòng ngừa?

au mắt đỏ lây lan như thế nào và phòng bệnh ra sao
Đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt khá phổ biến

Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt khá phổ biến, thường xuất hiện vào thời gian giao mùa, khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả và sức khỏe suy yếu. Bệnh có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến mắt bị đỏ và viêm. Ban đầu, đau mắt đỏ chỉ xảy ra ở một mắt, sau đó có thể lan sang cả hai mắt.

Ngoài biểu hiện đỏ mắt, người bệnh còn có thể cảm thấy nóng rát, cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng và có nhiều ghèn, kèm theo hiện tượng chảy nước mắt. Những triệu chứng này thường không ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và giảm thị lực. Để tránh biến chứng và ngăn ngừa dịch bệnh, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, đặc biệt là Adenovirus. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như không khí ô nhiễm, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

  • Đau mắt đỏ do virus: Adenovirus và herpesvirus là hai loại virus thường gây ra bệnh này. Đôi khi, đau mắt đỏ cũng có thể xuất hiện sau khi mắc các bệnh hô hấp hoặc cảm lạnh.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Các vi khuẩn như Staphylococcus và Streptococcus pneumoniae là những tác nhân phổ biến. Trẻ em, đặc biệt là những em trong độ tuổi đến trường, dễ mắc bệnh vi khuẩn này.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Một số nguyên nhân khác có thể khiến mắt đỏ là dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hoặc hóa chất trong nước bể bơi.

Đau mắt đỏ lây lan như thế nào?

Đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt là trong môi trường đông người. Mặc dù một người đã mắc bệnh có thể bị tái nhiễm, nhưng điều này không làm giảm khả năng lây lan của bệnh ra cộng đồng. Các nơi đông người như trường học, văn phòng, bệnh viện hoặc các địa điểm công cộng là môi trường lý tưởng cho dịch bệnh phát tán.

Các con đường lây nhiễm chính bao gồm:

  • Tiếp xúc với dịch mắt: Bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với nước mắt hoặc dịch mắt của người bệnh.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Việc dùng chung khăn mặt, gối, hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị đau mắt đỏ cũng dễ dẫn đến lây nhiễm.
  • Chạm vào các vật dụng nhiễm bẩn: Tay nắm cửa, điều khiển tivi, chìa khóa... đều có thể là nguồn lây bệnh nếu tiếp xúc với dịch mắt.
  • Sử dụng nguồn nước nhiễm bệnh: Các nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm cũng có thể là một yếu tố lây lan.
  • Thói quen dụi mắt: Nếu bạn hay dụi mắt, tay có thể mang theo vi khuẩn hoặc virus, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Qua giọt bắn: Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bệnh có thể lây qua các giọt bắn khi họ hắt hơi hoặc ho.

Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục ngứa cổ họng và ho kéo dài

imgpsh_fullsize_anim-3-14
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa đau mắt đỏ và cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh. Vì vậy, phòng ngừa là biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho cả người khỏe mạnh và người đang bị bệnh:

Đối với người khỏe mạnh:

  • Rửa tay thường xuyên: Hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với những vật dụng chung như tay nắm cửa, nút thang máy, hoặc trước khi ăn.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Tránh chia sẻ khăn mặt, gối, chậu rửa mặt, hoặc bất kỳ đồ dùng cá nhân nào với người khác.
  • Giặt sạch đồ dùng cá nhân: Sau khi sử dụng khăn mặt, hãy giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Không dụi mắt: Tránh thói quen dụi mắt, vì tay có thể mang theo vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.

Đối với người bị đau mắt đỏ:

  • Rửa tay và mắt thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và dùng dung dịch muối pha loãng để rửa mắt mỗi sáng, trưa và tối.
  • Không chia sẻ thuốc nhỏ mắt: Tránh sử dụng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, gối... với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác: Cố gắng tránh tiếp xúc gần với người khỏe mạnh, không đến những nơi đông người.
  • Không tự ý điều trị: Tránh sử dụng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để điều trị đau mắt đỏ.
  • Đeo kính râm: Kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng và giảm nguy cơ dụi mắt.

Theo lưu ý từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa này, bạn có thể bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi sự lây lan của đau mắt đỏ, đồng thời giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến