Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Thứ tư, 20/11/2024 | 09:32

Đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này phụ thuộc vào tần suất, cường độ và thời gian kéo dài của cơn đau.

Nguyên nhân và cách khắc phục đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ
Đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ

Bài viết này bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ và cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau lưng, đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau lưng và đau bụng dưới có thể xảy ra với nhiều chị em, có thể chỉ là cảm giác thoáng qua hoặc kéo dài, thậm chí thường xuyên tái phát. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Mang thai: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi về cả tâm lý và thể chất, và đau lưng, bụng dưới là một trong những triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên, đau lưng và bụng dưới không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của việc mang thai. Nếu chị em nghi ngờ mang thai, hãy chú ý đến các triệu chứng khác như: chậm kinh, ra máu báo, buồn nôn, căng tức ngực, dịch âm đạo nhiều, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Trong trường hợp này, nên đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Thời kỳ kinh nguyệt: Nhiều chị em gặp phải tình trạng đau lưng, đau bụng dưới trong những ngày hành kinh. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nội tiết tố, gây đau âm ỉ và khó chịu. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể khắc phục bằng cách chườm ấm, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu magiê, canxi, sắt và vitamin B, tránh đồ ăn mặn, ngọt hoặc cay nóng, và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và nặng hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ.

U xơ tử cung: U xơ tử cung là bệnh lành tính thường gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. Bệnh có thể gây đau bụng, đau lưng và đau khi quan hệ. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này, chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, có thể gây đau lưng, đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu có lẫn máu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc chống viêm và kháng sinh, kết hợp với vệ sinh vùng kín đúng cách.

Sỏi thận: Sỏi thận gây đau dữ dội ở vùng lưng và bụng dưới, đôi khi lan sang vùng hông và thắt lưng. Ngoài đau, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, tiểu rát, máu trong nước tiểu hoặc sốt. Để điều trị sỏi thận, nếu sỏi lớn hoặc không thể tự thải ra ngoài, phẫu thuật có thể là giải pháp cần thiết.

Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau âm ỉ, kéo dài, đặc biệt khi vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Cơn đau có thể lan xuống chân, mông, hoặc bàn chân. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động.

Những nguyên nhân khác gây đau lưng, đau bụng dưới

Ngoài các bệnh lý trên, đau lưng và bụng dưới còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Lao động quá sức: Những phụ nữ làm công việc mang vác nặng hoặc phải lao động lâu dài có thể bị đau lưng và bụng dưới.
  • Tư thế sinh hoạt không đúng: Tư thế ngồi, đứng hoặc ngủ sai có thể gây áp lực lên vùng thắt lưng và bụng dưới.
  • Lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa khiến xương khớp yếu đi, dễ gây đau nhức.
  • Tác động của chất kích thích: Việc sử dụng bia rượu, thuốc lá có thể gây đau lưng, bụng dưới.
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ thay đổi có thể làm tăng cơn đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm lưng và bụng dưới.

Xem thêm: Triệu chứng đau ngực là gì và có nguy hiểm không?

huong-dan-xet-tuyen-nganh
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Nên làm gì khi đau lưng, đau bụng dưới?

Khi cơn đau lưng và bụng dưới kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng khác như đã nêu trên, tốt nhất là chị em nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đau lưng và bụng dưới, chị em có thể thực hiện các thói quen tốt cho cơ thể như:

  • Giữ tư thế đúng: Ngồi thẳng lưng khi làm việc, tránh cúi hoặc vặn lưng quá mức.
  • Chế độ ngủ hợp lý: Không dùng gối quá cao và không nằm sấp khi ngủ.
  • Tránh mang vác nặng: Khi bê vật nặng, hãy đứng lên từ tư thế ngồi xổm và giữ cơ thể thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn: Chọn các bài tập tốt cho lưng và bụng để duy trì sức khỏe.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Ăn thực phẩm giàu omega-3, canxi, và các vitamin hỗ trợ cơ xương khớp.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý, việc duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả các vấn đề đau lưng và bụng dưới.

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Vai trò cấu trúc và các bệnh lý liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. Nó giúp vận chuyển dịch bạch huyết và tế bào miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và duy trì cân bằng dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Các mức độ nguy hiểm khi gặp tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự khỏi nếu thay đổi lối sống, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Cách nhận biết và xử lý tình trạng chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện vì không thể nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến việc phát hiện muộn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện tình trạng này?
Đăng ký trực tuyến