Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà chị em không nên bỏ qua

Thứ năm, 05/12/2024 | 11:13

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà chị em không nên bỏ qua
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm

Dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà chị em nên chú ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thực trạng ung thư cổ tử cung và nguyên nhân gây bệnh

Ung thư cổ tử cung đang trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với phụ nữ tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Dù y học đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị, ung thư cổ tử cung vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus), thường lây qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại HPV đều gây ung thư, mà một số chủng như HPV 16, 18, 58, 33, 51, 68... có nguy cơ cao. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Quan hệ tình dục sớm: Độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm càng tăng nguy cơ nhiễm HPV.
  • Nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình nhiều sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm virus HPV.
  • Hút thuốc lá: Là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
  • Suy giảm miễn dịch: Những người bị HIV hoặc suy yếu hệ miễn dịch có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn.

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm là chìa khóa giúp điều trị thành công và hạn chế biến chứng. Chị em cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Dịch âm đạo bất thường: Dịch có mùi hoặc màu sắc lạ, tiết nhiều hơn bình thường.
  • Đau bụng dưới: Cảm giác đau vùng xương chậu (có thể âm ỉ hoặc dữ dội), đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau thắt lưng: Đau mỏi vùng thắt lưng.
  • Khó chịu khi đi tiểu: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, kéo dài hơn chu kỳ bình thường.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân không lý do cụ thể.
  • Mệt mỏi liên tục: Cảm giác mệt mỏi, chán ăn kéo dài.
  • Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Phù chân: Chân bị sưng, phù nề.

Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, nếu gặp phải các dấu hiệu này, chị em nên đi khám và kiểm tra kịp thời.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở trẻ

tuyen sinh cao dang duoc
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung sau:

  • Tiêm vắc xin HPV: Vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV. Nên tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không hút thuốc: Bỏ thuốc lá để bảo vệ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
  • Giữ vệ sinh vùng kín: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Khám định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, nên khám ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý việc thăm khám định kỳ là rất quan trọng, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều chị em còn gặp rào cản trong việc tiếp cận các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ
Đăng ký trực tuyến