Những lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư

Thứ hai, 10/06/2024 | 17:03

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tuy nhiên, nhiều loại ung thư có thể được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, do đó việc hình thành thói quen tầm soát ung thư định kỳ là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn.

nhung-luu-y-khi-thuc-hien-tam-soat-ung-thu
Tầm soát ung thư định kỳ là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn

Tìm hiểu chung về lợi ích khi tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư là việc bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu để phát hiện các tế bào gây bệnh ung thư, hoặc thậm chí là các tế bào có nguy cơ gây bệnh.

Đối với những người có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe hợp lý, giúp hạn chế rủi ro mắc bệnh. Tầm soát ung thư cũng giúp tăng cơ hội phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp để ngăn ngừa các diễn biến xấu. Thói quen tầm soát ung thư định kỳ không chỉ cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư. Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết phần lớn chỉ đi khám khi có dấu hiệu bất thường, và lúc này bệnh ung thư thường đã phát triển đến giai đoạn muộn, gây khó khăn trong điều trị và giảm hiệu quả điều trị.

Đối tượng nào được khuyến khích đi tầm soát ung thư?

Nếu có điều kiện, mỗi người nên sắp xếp tầm soát ung thư 1-2 lần mỗi năm. Đặc biệt, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao được bác sĩ chỉ định tầm soát định kỳ:

  • Người có người thân mắc ung thư: Vì ung thư có khả năng di truyền, các thành viên trong gia đình nên đi tầm soát để bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Người nghiện thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại: Những người này có nguy cơ mắc ung thư cao và nên tầm soát định kỳ.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia, nước ngọt cũng cần theo dõi sức khỏe và tầm soát ung thư theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mãn tính: Những người mắc bệnh mãn tính, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận, dạ dày, phổi hoặc gan, được khuyến khích tầm soát ung thư vì bệnh mãn tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư.
  • Người có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Những người hay thức đêm, thường xuyên căng thẳng, ít vận động nên đi tầm soát ung thư. Họ có thể tìm hiểu và lựa chọn gói tầm soát phù hợp với điều kiện tài chính.

Xem thêm: Bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu và phương pháp điều trị

cao-dang-y-si-da-khoa-105
Tuyển sinh Cao đẳng Y đa khoa năm 2024

Quy trình tầm soát ung thư

Chuyên gia ngành y đa khoa chia sẻ một buổi tầm soát ung thư thường gồm hai phần: khám lâm sàng và cận lâm sàng.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ trao đổi để nắm tình trạng sức khỏe, triệu chứng bất thường và tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu và chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng sức khỏe và phát hiện bất thường (nếu có).
  • Xét nghiệm chuyên sâu: Để chẩn đoán chính xác, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, máu, dịch, tế bào hoặc phân. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, nội soi, chụp CT hoặc MRI cũng được sử dụng.

Tùy theo từng đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và kiểm tra phù hợp, không bắt buộc phải kiểm tra tất cả các cơ quan trên cơ thể.

Cảnh giác với chứng đau nửa mặt do tổn thương dây thần kinh V

Cảnh giác với chứng đau nửa mặt do tổn thương dây thần kinh V

Tình trạng đau nửa mặt thường do tổn thương dây thần kinh V. Cơn đau xuất hiện đột ngột ở một bên mặt khi ăn, nói hoặc gặp lạnh, dễ bị nhầm với bệnh thông thường nên nhiều người tự ý điều trị, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Những tai biến sản khoa nguy hiểm mẹ bầu cần biết

Những tai biến sản khoa nguy hiểm mẹ bầu cần biết

Tai biến sản khoa là các biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ, chuyển dạ, sinh và sau sinh. Việc hiểu rõ dấu hiệu và mức độ nguy hiểm giúp thai phụ chủ động theo dõi và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Nhận diện ban sởi ở trẻ em và hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Nhận diện ban sởi ở trẻ em và hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh và dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trong đó, nổi ban sởi là dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết và xử lý kịp thời.
Hiểu đúng về hen suyễn do gắng sức để kiểm soát hiệu quả

Hiểu đúng về hen suyễn do gắng sức để kiểm soát hiệu quả

Hen suyễn do gắng sức là tình trạng thường gặp ở người mắc hen phế quản khi vận động mạnh hoặc thở gấp kéo dài, gây khó thở và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao kiểm soát hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến