Quá trình hồi phục sau vết thương có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan cũng như tình trạng thẩm mỹ của vết sẹo sau này.
Quá trình hồi phục sau vết thương có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan cũng như tình trạng thẩm mỹ của vết sẹo sau này.
Vết thương được định nghĩa là sự gián đoạn của mô trong phạm vi lớn hoặc nhỏ. Sự gián đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến da, niêm mạc hoặc các cơ quan ở sâu bên trong.
Theo bác sĩ giảng viên hiện giảng dạy Cao đẳng Dược, quá trình hồi phục sau vết thương gồm có 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn quan trọng đầu tiên là ngừng máu chảy. Cơ thể sẽ cố gắng thực hiện việc này bằng cách co lại các mạch máu. Sau vài phút, các tế bào tiểu cầu sẽ tập trung vào khu vực vết thương. Các protein trong máu sẽ hoạt động như một chất keo để kết hợp các tế bào tiểu cầu lại với nhau và với mạch máu bị vỡ. Chúng sẽ tạo thành một cục máu đông để tắc kín các lỗ hổng nơi máu tràn ra, từ đó ngưng máu chảy.
Giai đoạn viêm: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 ngày đầu tiên. Sau khi máu đã ngừng chảy, tế bào tiểu cầu sẽ thải ra các chất hóa học kích thích phản ứng viêm. Khu vực xung quanh vết thương sẽ sưng, nóng, đỏ và đau. Tế bào bạch cầu được triệu hồi để làm sạch vết thương, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bạch cầu cũng tạo ra yếu tố sinh trưởng trưởng, giúp làm lành vùng bị tổn thương.
Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Quá trình lành thương đã bắt đầu. Tế bào máu sẽ bắt đầu tái tạo lớp da mới. Chúng cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình lành thương và hình thành mạch máu mới. Tín hiệu hóa học sẽ hướng dẫn các tế bào sản xuất collagen, một loại protein có vai trò như giàn giáo, giúp xây dựng lại khu vực bị tổn thương. Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ thấy một vết sẹo mờ màu đỏ. Tuy nhiên, nó sẽ dần mất đi theo thời gian.
Giai đoạn tái tạo toàn diện: Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hồi phục sau vết thương, giúp khôi phục chức năng toàn diện của mô. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm. Khoảng 40 - 60 ngày sau khi vết thương lành, collagen được tái xây dựng mạnh mẽ nhất. Trong thời gian từ ngày thứ 25 đến ngày thứ 50, kích thước của sẹo sẽ tăng lên. Sẹo trở nên khá dày, chắc, và cao hơn mặt da. Sẹo kết nối với các mô xung quanh và ít di động hơn. Sau khoảng 50 ngày, sẹo sẽ dần trở nên co lại. Sau đó, sự tái tạo mô xơ xuất hiện với sự hiện diện của mô mỡ trong sẹo. Sẹo không còn co lại. Một lớp mỡ hình thành, khôi phục tính đàn hồi. Sẹo trở nên mềm mại và di động. Từ 3 tháng trở đi, sẹo có khả năng phục hồi cảm giác. Trong năm đầu, khả năng cảm nhận đau có thể phục hồi đến 95%. Đến cuối năm thứ 2, cảm giác nhiệt cũng được phục hồi.
Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ quá trình hồi phục sau vết thương có thể để lại sẹo. Trong suốt quá trình này, không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để bôi vào vết thương mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, việc sử dụng các biện pháp dân gian có thể gây ra biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau và nóng ở vùng vết thương sau 3 ngày, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc đặc trị có khả năng làm mờ sẹo một cách hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Việc dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và tuân thủ liệu trình do bác sĩ đề xuất sẽ là biện pháp tốt nhất để hỗ trợ quá trình hồi phục sau vết thương diễn ra nhanh chóng.