Thầy thuốc hướng dẩn cách sử dụng lá vối trong điều trị bệnh

Chủ nhật, 31/03/2024 | 09:59

Lá vối chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Loại lá này giàu beta-sitosterol, đây là chất có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol và giảm mỡ máu cho cơ thể.

la-voi-5 (1)

Lá vối có thể dùng để pha trà bằng cách hãm nước sôi, sau đó uống nóng. Lá, vỏ, thân, nụ, hoa vối được nấu làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính hay kiết lỵ. Bào chế thành dạng siro dùng thoa vào các khớp đau, sưng, đỏ hoặc uống để điều trị phong thấp.

Một số điều cơ bản về cây vối

Theo giảng viên khoa Cao Đẳng Y Học Cổ Truyền, cây vối có vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, và tiêu trệ. Ngoài ra nó còn có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt.

Ở nhiều vùng quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa ăn có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu thêm một nồi nước vối đặc để uống cả ngày. Bởi chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết ra nhiều dịch tiêu hóa, các chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong đường ruột. Người ta cũng thường phối hợp lá vối cùng với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi cho đường tiêu hóa. Theo kinh nghiệm trong dân gian, lá vối tươi có khả năng trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

Một số bài thuốc hay chữa bệnh có vối:

Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ phần vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa cùng với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, sau đó bôi lên khắp chỗ bỏng.

Chữa viêm da lở ngứa, chốc đầu: Sắc lá vối lấy nước dùng đặc để bôi.

Chữa viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200 gam mỗi ngày, nấu sắc uống.

Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: Lá vối tươi 50 gam, lá kinh giới 50 gam. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

Giải độc lá ngón: Dùng 1 nắm lá vối tươi; giã nát, ép lấy nước, thêm với ít nước ép lấy nước 2, hợp hai nước lại và cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu

 Lấy khoảng 6 – 12g thân cây vối, sắc lấy nước uống, dùng 2 lần một ngày. Nếu nấu với nụ vối, lấy khoảng 10 – 15 g nụ sắc lấy nước uống, uống 3 lần một ngày.

Bài thuốc chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Sử dụng khoảng 200g lá vối tươi, vò nát, đem đi hãm với 2 lít nước sôi, để khoảng 1 giờ, sau đó có thể dùng uống thay nước.

Bài thuốc chữa lở ngứa, chốc đầu

Nấu nước lá vối đặc thoa vào vùng bị viêm da, lở ngứa để điều trị. Sử dụng một lượng vừa đủ nấu nước để tắm, gội đầu và vệ sinh kỹ vùng bị chốc lở.

Bài thuốc giảm mỡ máu

Dùng khoảng 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh gout

Lấy khoảng 20g lá vối tươi hoặc lá vối khô, nấu cùng 2 lít nước lọc, đun lửa nhỏ đến khi nước thuốc còn lại khoảng 1,5 lít, uống thay nước lọc mỗi ngày.

Lưu ý: Chuyên gia trường Cao Đẳng Dược Tphcm nhắc bạn tùy thuộc vào căn bệnh mà mình mắc phải, người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc sao cho phù hợp và nên sử dụng nước vối đun sôi hàng ngày để giải khát và cũng là để phòng ngừa được nhiều loại bệnh thông thường.

Những lưu ý khi dùng lá vối

Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không có tác dụng chữa bệnh, do đó cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Mỗi ngày chỉ uống một ấm trà hoặc một ly nước, không lạm dụng quá mức và dùng thay nước lọc, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể.

skype_picture_2022_11_17t00_43_56_097z-145050 (2)

Không uống nước lá vối ngay sau khi ăn, điều này có thể làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn cũng như từ lá vối.

Không uống loại nước này khi đang đói bụng: Uống nước vối khi đói bụng sẽ kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi và mất năng lượng.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc người bệnh đang điều trị bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại nước này để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết trên đây là các thông tin chi tiết về công dụng theo Y Học Cổ Truyền của lá vối Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về y học, vui lòng truy cập ngay chuyên mục Tin Tức Y Tế Việt Nam để tham khảo các nội dung tương tự.

Nguyên nhân gây đau tai và các mức độ nguy hiểm cần lưu ý

Nguyên nhân gây đau tai và các mức độ nguy hiểm cần lưu ý

Đau tai có thể gây khó chịu, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử trí là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tai và ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng.
Những biến chứng nguy hiểm của u xơ tử cung và cách phòng ngừa hiệu quả

Những biến chứng nguy hiểm của u xơ tử cung và cách phòng ngừa hiệu quả

U xơ tử cung là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, và nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi liên tục, làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên làm gì?
Các phương pháp và thuốc điều trị bệnh hoang tưởng

Các phương pháp và thuốc điều trị bệnh hoang tưởng

Hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi những suy nghĩ sai lệch, dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến hành vi của bệnh nhân. Vậy có những phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
Đăng ký trực tuyến