Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới và cách phòng ngừa bệnh

Thứ ba, 04/02/2025 | 11:14

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới không chỉ gây ra sự khó chịu, phù nề ở chân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết sớm bệnh và phòng tránh hiệu quả?

Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới và cách phòng ngừa bệnh
Suy tĩnh mạch chi dưới là do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dưới đây, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa suy tĩnh mạch chi dưới, giúp bạn nhận biết và chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.

Nguyên nhân suy tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là suy tĩnh mạch chi dưới) xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch không thể thực hiện tốt nhiệm vụ đưa máu trở lại tim. Máu bị ứ đọng tại các tĩnh mạch ở chân gây ra tình trạng sưng và tổn thương các mô. Mặc dù bệnh không nguy hiểm ngay lập tức nhưng lại có thể làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng một số yếu tố sau có thể làm suy yếu chức năng của các van tĩnh mạch một chiều, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch:

  • Tư thế sinh hoạt không khoa học: Những người làm việc trong môi trường cần đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nghề may, hoặc công nhân vác nặng dễ mắc phải bệnh này.
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ và vitamin.
  • Lão hóa tuổi tác.
  • Sử dụng giày không phù hợp (giày cao gót, quá chật,…), đặc biệt là đối với nữ giới.

Những yếu tố này có thể làm suy yếu chức năng của van tĩnh mạch, từ đó tạo điều kiện cho máu bị ứ đọng và gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chi dưới có thể tiến triển âm thầm và chậm, dễ dàng bị bỏ qua nếu không chú ý đến các triệu chứng. Dưới đây là cách nhận biết bệnh qua từng giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Các triệu chứng thường nhẹ và giảm khi nghỉ ngơi, dễ bị bỏ qua. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Đau, nặng chân, giày dép chật hơn bình thường.
  • Mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, có thể bị phù nhẹ.
  • Cảm giác như kim châm hoặc chuột rút vào ban đêm.
  • Nổi mạch máu nhỏ ở chân.

Giai đoạn tiến triển: Các triệu chứng bắt đầu rõ rệt hơn, bao gồm:

  • Phù chân, bàn chân, mắt cá chân.
  • Thay đổi màu da ở cẳng chân.
  • Tĩnh mạch trương phình, gây đau nhức, nặng chân, không giảm khi nghỉ ngơi.
  • Nổi các búi tĩnh mạch rõ rệt, kèm bầm máu.

Giai đoạn biến chứng: Bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, gây biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng sống:

  • Viêm tĩnh mạch huyết khối, có thể dẫn đến thuyên tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
  • Vỡ tĩnh mạch gây chảy máu nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng vết loét.

Việc nhận diện sớm các triệu chứng này giúp người bệnh chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Điều trị bệnh sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nội khoa:

  • Nâng cao chân khi nghỉ ngơi.
  • Thực hiện các bài tập cơ chân phù hợp.
  • Tránh đứng, ngồi quá lâu.
  • Mang tất thun hoặc băng thun khi cần thiết.
  • Sử dụng thuốc tăng cường thành mạch theo chỉ định bác sĩ.
  • Tiêm xơ tĩnh mạch nếu cần.

Điều trị can thiệp: Nếu các biện pháp nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh đã nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp can thiệp như:

  • Làm lạnh tĩnh mạch bằng nitơ lỏng.
  • Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần (RFA).
  • Đốt laser tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật Stripping và Chivas để loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn.

Việc điều trị kịp thời và phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận diện trầm cảm trong thai kỳ

huong dan dang ky xet tuy
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phương pháp phòng ngừa suy tĩnh mạch chi dưới

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhạt để giúp thành mạch bền vững và phòng tránh suy giãn tĩnh mạch.
  • Lao động và nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi và thư giãn giữa giờ. Nếu công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, hãy vận động, xoa bóp chân, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Vận động đều đặn: Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải đứng/ngồi nhiều, chú ý chăm sóc sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Giày dép phù hợp: Tránh đi giày cao gót hoặc giày quá chật.

Khi có triệu chứng như đau chân, phù chi, hoặc chuột rút, bạn nên đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn tuyệt đối không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến về thần kinh - cơ xương khớp, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chỉ đi khám khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến vận động.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản an toàn tại nhà

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Các triệu chứng như ho kéo dài, đau họng, khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Những dấu hiệu mất nước ở người lớn không nên chủ quan

Mất nước ở người lớn xảy ra khi lượng nước đưa vào ít hơn lượng mất đi, gây rối loạn cân bằng nước – điện giải. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng
Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai kỳ gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của thai nhi. Nắm rõ các mốc này giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ hiệu quả và chuẩn bị tốt cho hành trình làm mẹ
Đăng ký trực tuyến