Thuốc Aclasta là gì ? công dụng và lưu ý khi sử dụng

Thứ bảy, 08/07/2023 | 15:12

Aclasta là thuốc thuộc nhóm ảnh hưởng chuyển hóa xương, dùng điều trị và phòng ngừa loãng xương, gãy xương qua đường tiêm tĩnh mạch

thuoc-tiem-sandoz-aclasta-5mg100ml_00247 (1)

Trong bài viết dưới đây hãy cùng dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Aclasta

Hoạt chất: Acid zoledronic.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Zometa, Zoltonar.

Aclasta là thuốc gì?

Thuốc Aclasta chứa hoạt chất chính là acid zoledronic có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu xương. Thuốc được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa loãng xương ở nam giới và nữ giới.

thuốc aclasta

Thuốc Aclasta 5 mg

Thành phần của thuốc Aclasta

Một chai 100 ml dung dịch thuốc Aclasta chứa:

 Acid zoledronic (khan) 5 mg, tương ứng với acid zoledronic monohydrat 5,330 mg.

Tá dược: Mannitol, natri citrat, nước pha tiêm.

Tác dụng của thuốc Aclasta

Thành phần chính của thuốc Aclasta là acid zoledronic. Đây là một chất thuộc nhóm bisphosphonat chứa nitơ. Chất này có tác động chủ yếu trên xương, làm ức chế sự tiêu xương qua trung gian của huỷ cốt bào.

Tác dụng chọn lọc của bisphosphonat trên xương dựa vào ái lực cao đối với xương được khoáng hoá. Cũng như các bisphosphonat khác, acid zoledronic dùng đường tĩnh mạch được phân bố nhanh vào xương và khu trú trước hết vào các vị trí có sự luân chuyển xương cao. Đích phân tử chính của acid zolendronic trong huỷ cốt bào là enzym farnesyl pyrophosphat synthase. Tuy nhiên không loại trừ các cơ chế khác.

Thời gian tác động tương đối dài của acid zolendronic có thể là do ái lực gắn kết cao của chất này với vị trí hoạt động của farnesyl pyrophosphat synthase và với chất khoáng của xương.

Cách dùng và liều dùng của thuốc Aclasta

Chỉ định

Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh để để làm tăng mật độ chất khoáng của xương, làm giảm tỷ lệ gãy xương đùi, gãy xương đốt sống và gãy xương ngoài đốt sống.

Phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương đùi ở nam giới và phụ nữ.

Điều trị loãng xương ở nam giới.

Điều trị và phòng ngừa loãng xương do glucocorticoid.

Điều trị bệnh Paget xương.

Cách dùng

Thuốc Aclasta được dùng đường tĩnh mạch qua một dây tiêm truyền mở lỗ thông với tốc độ tiêm truyền hằng định. Thời gian tiêm truyền không được dưới 15 phút.

Thời gian tiêm truyền thuốc Aclasta không được dưới 15 phút

Thời gian tiêm truyền thuốc Aclasta không được dưới 15 phút

Liều dùng cho từng đối tượng

1. Điều trị loãng xương sau mãn kinh

Liều khuyến cáo để điều trị loãng xương sau mãn kinh là truyền tĩnh mạch một liều Aclasta 5 mg 1 lần trong 1 năm.

2. Phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương đùi

Liều khuyến cáo để phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương hông là truyền tĩnh mạch một liều đơn 5 mg Aclasta 1 lần trong 1 năm.

Đối với những bệnh nhân mới bị gãy xương đùi do chấn thương nhẹ, khuyến cáo dùng liều tấn công 50.000 đến 125.000 IU vitamin D đường uống hoặc tiêm bắp trước khi tiêm truyền dung dịch Aclasta lần đầu tiên.

Khuyến cáo bổ sung calci và vitamin D cho bệnh nhân được điều trị để phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương đùi do chấn thương nhẹ.

3. Điều trị loãng xương ở nam giới

Để điều trị loãng xương ở nam giới, liều khuyến cáo tiêm truyền tĩnh mạch một liều Aclasta 5 mg 1 lần trong năm.

4. Điều trị và phòng ngừa loãng xương do glucocorticoid

Để điều trị loãng xương và phòng ngừa loãng xương do glucocorticoid, liều khuyến cáo tiêm truyền tĩnh mạch một liều Aclasta 5 mg 1 lần trong năm.

5. Điều trị bệnh Paget xương

Aclasta chỉ nên được kê đơn để điều trị bệnh Paget bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh Paget xương. Liều khuyến cáo là truyền tĩnh mạch một liều Aclasta 5 mg.

Tái điều trị bệnh Paget: Tiêm truyền tĩnh mạch bổ sung Aclasta 5 mg sau khoảng thời gian một năm hoặc lâu hơn kể từ khi khởi đầu điều trị. Đánh giá định kỳ nồng độ phosphastase kiềm trong huyết thanh của bệnh nhân. Để đưa ra quyết định khi nào cần tái điều trị cần đánh giá đáp ứng lâm sàng với điều trị dựa trên từng cá thể.

Trong trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng nặng hơn và/hoặc chụp cắt lớp xương phù hợp với bệnh Paget xương tái phát, lần tiêm truyền tĩnh mạch thứ hai của Aclasta không nên sử dụng sớm hơn 12 tháng sau lần đầu điều trị.

Khuyến cáo bổ sung vitamin D đầy đủ ở bệnh nhân bị bệnh Paget khi dùng Aclasta. Ngoài ra, đặc biệt khuyến cáo phải đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng calci tương ứng với ít nhất 500 mg calci nguyên tố 2 lần/ngày, ít nhất trong 10 ngày sau khi dùng Aclasta.

6. Bệnh nhân suy thận

Chống chỉ định dùng Aclasta cho bệnh nhân có ClCr < 35 ml/phút.

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có ClCr ≥ 35 ml/phút.

7. Bệnh nhân suy gan

Không cần điều chỉnh liều.

8. Người cao tuổi (≥ 65 tuổi)

Sinh khả dụng, sự phân bố và thải trừ giống nhau giữa bệnh nhân cao tuổi và người trẻ tuổi. Do đó không cần điều chỉnh liều.

9. Bệnh nhi

Thiếu dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả. Do đó không khuyến cáo dùng Aclasta cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi.

10. Thời gian điều trị

Chưa xác định được thời gian điều trị trong dài hạn bằng Aclasta. Bệnh nhân cần được đánh giá định kỳ về đáp ứng tối ưu với điều trị và sự cần thiết để tiếp tục điều trị trong dài hạn, dựa trên đáp ứng đối với điều trị, nguy cơ gãy xương và các bệnh mắc kèm.

Thuốc Aclasta giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay thuốc Aclasta được bán với giá tham khảo 6.700.000 – 7.200.000 VNĐ cho hộp 1 chai 100 ml. Mức giá chênh lệch tùy thuộc vào thời điểm mua thuốc và các nhà cung cấp khác nhau.

Tác dụng phụ của thuốc Aclasta

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Aclasta là:

Sốt, triệu chứng giống cúm (ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược).

Đau khớp, đau cơ, đau xương, đau lưng, đau các chi.

Đau đầu, chóng mặt.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Ngoài ra khi dùng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ khác. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác thuốc

Acid zolendronic được thải trừ qua sự bài tiết ở thận. Cần cẩn trọng khi dùng phối hợp Aclasta với các thuốc có ảnh thưởng đáng kể đến chức năng thận (như các aminoglycosid, hoặc các thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước). Ở những bệnh nhân suy thận, có thể gia tăng phơi nhiễm toàn thân đối với các thuốc dùng phối hợp được bài tiết chủ yếu qua thận.

Không để dung dịch tiêm truyền Aclasta tiếp xúc với bất kỳ dung dịch nào chứa calci hoặc cation hoá trị II.

Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc Aclasta

Thuốc Aclasta chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Hạ calci máu.

Suy thận nặng (ClCl < 35 ml/phút)

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Quá mẫn với acid zoledronic hoặc với nhóm bisphosphonat hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có sử dụng được thuốc Aclasta hay không?

Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên chuột cống đã cho thấy tác động gây độc trên sinh sản. Nguy cơ gây độc tính trên sinh sản ở người chưa được biết rõ. Do đó, Aclasta bị chống chỉ định trong thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú

Thuốc Aclasta chống chỉ định dùng trên phụ nữ cho con bú.

Đối tượng thận trọng khi dùng thuốc Aclasta

Hạ calci máu tồn tại từ trước phải được điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ calci và vitamin D trước khi bắt đầu điều trị bằng Aclasta. Các rối loạn khác về chuyển hoá chất khoáng cũng phải được điều tị hiệu quả (ví dụ giảm dự trữ hormon tuyến cận giáp, kém hấp thu calci ở ruột). Bác sĩ cần cân nhắc để theo dõi lâm sàng những bệnh nhân này.

Xử lý khi quá liều thuốc Aclasta

Trường hợp quá liều dẫn đến hạ calci máu có ý nghĩa lâm sàng có thể phục hồi được bằng cách bổ sung calci uống và/hoặc tiêm truyền calci gluconat.

Trường hợp quên liều thuốc Aclasta

Thuốc được thực hiện bởi nhân viên y tế nên không có khả năng quên liều.

IMG_5460 (4)

Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Aclasta

Khi sử dụng thuốc Aclasta cần lưu ý một số điều sau:

Liều 5 mg phải được tiêm truyền trong thời gian ít nhất là 15 phút.

Aclasta có cùng hoạt chất với Zometa thường dùng trong các chỉ định về ung thư. Không được dùng Aclasta nếu bệnh nhân đang điều trị bằng Zometa.

Trước khi dùng thuốc Aclasta bệnh nhân phải được bù nước thích hợp. Điều này đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi (≥ 65 tuổi) và những bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu

Bổ sung đầy đủ calci và vitamin D là điều quan trọng đối với bệnh nhân bị loãng xương nếu chế độ ăn không đầy đủ.

Phụ nữ có khả năng mang thai nên tránh mang thai trong khi đang điều trị bằng Aclasta.

Cần lưu khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt.

Bệnh nhân phải được bù nước thích hợp trước khi dùng thuốc Aclasta

Bệnh nhân phải được bù nước thích hợp trước khi dùng thuốc Aclasta

Cách bảo quản

Chai chưa mở: Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C.

Sau khi mở, dung dịch ổn định về hoá lý ít nhất trong 24 giờ 2-8°C.

Theo quan điểm vi sinh học, thuốc nên được dùng ngay. Nếu không dùng ngay, thì thời gian bảo quản để dùng và điều kiện trước khi sử dụng là thuộc trách nhiệm của người dùng thuốc và thông thường thì không nên để quá 24 giờ ở 2-8°C.

Để thuốc tránh xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em.

Phía trên là những chia sẽ của các dược sĩ trường Cao Đẳng Dược về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng của thuốc Aclasta trong điều trị bệnh.

                                                                                              Nguồn : Tin Y Tế

Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Những điều cần kiêng khi mắc sốt xuất huyết để tránh biến chứng

Sốt xuất huyết do virus dengue lây qua muỗi vằn, chưa có thuốc đặc hiệu và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần kiêng một số điều để tránh biến chứng và giúp hồi phục nhanh chóng.
Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là gì và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm HPV là một phương pháp y khoa hiện đại, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus HPV, một yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ợ chua, nóng rát vùng thượng vị sau khi ăn, có thể bạn đang gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vậy trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm không?
Chẩn đoán và phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả

Chẩn đoán và phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả

Suy tuyến giáp là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Vậy suy tuyến giáp có nguy hiểm không, và làm thế nào để chẩn đoán và điều trị căn bệnh này?
Đăng ký trực tuyến